Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật


1. Khái niệm sinh sản hữu tính

  • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử
  • Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
    •  Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái

    • Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen

    • Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử

  • Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính
    • Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi
    • Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

a. Cấu tạo hoa

Cấu tạo của hoa

b. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

Sự hình thành hạt phấn:

  • Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực)
  • Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
    • Tế bào bé là tế bào sinh sản
    • Tế bào lớn là tế bào ống phấn

Sự hình thành túi phôi:

  • Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân)

Sự hình thành hạt phấn và túi phôi

c. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

  • Thụ phấn 
    •  Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy, sau đó hạt phấn nẩy mầm trên núm nhụy
    • Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và giao phấn
    • Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng
  • Thụ tinh 
    • Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.
    • Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
  • Video quá trình thụ phấn và thụ tinh

d. Quá trình hình thành hạt, quả

  • Hình thành hạt:
    • Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ)
    • Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm)
  • Hình thành quả:
    • Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
    • Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.
  • Video quá trình hình thành quả và hạt:

1. Khái niệm sinh sản hữu tính

  • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử
  • Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
    •  Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái

    • Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen

    • Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử

  • Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính
    • Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi
    • Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

a. Cấu tạo hoa

Cấu tạo của hoa

b. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

Sự hình thành hạt phấn:

  • Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực)
  • Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
    • Tế bào bé là tế bào sinh sản
    • Tế bào lớn là tế bào ống phấn

Sự hình thành túi phôi:

  • Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân)

Sự hình thành hạt phấn và túi phôi

c. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

  • Thụ phấn 
    •  Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy, sau đó hạt phấn nẩy mầm trên núm nhụy
    • Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và giao phấn
    • Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng
  • Thụ tinh 
    • Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.
    • Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
  • Video quá trình thụ phấn và thụ tinh

d. Quá trình hình thành hạt, quả

  • Hình thành hạt:
    • Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ)
    • Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm)
  • Hình thành quả:
    • Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
    • Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.
  • Video quá trình hình thành quả và hạt:

Bài học tiếp theo

Bài 43: Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài học bổ sung