Cách làm lễ cúng Tết Hàn thực
Để chuẩn bị cho ngày Tết Hàn thực được chu đáo, TimDapAnsẽ hướng dẫn các bạn cách làm lễ cúng Tết Hàn thực đầy đủ nhất để các bạn cùng tham khảo cà có thể tự tay chuẩn bị được mâm lễ cúng tết Hàn thực nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
- Cách làm bánh trôi ngũ sắc
- Văn cúng Tiết Thanh Minh
- Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực
- Cách nấu chè trôi nước củ dền
1. Tết Hàn thực là gì
Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.
Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay (ở Trung Quốc nấu chè trôi nước), nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Để nắm rõ hơn về nguồn gốc ngày Tết Hàn thực, các bạn có thể tham khảo Sự tích ngày Tết Hàn thực trên Tìm Đáp Án.
2. Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực
Mâm cỗ cúng ngày Tết Hàn thực gồm:
Hương, hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 bát bánh trôi cùng 5 hoặc 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.
Bánh trôi, bánh chay chính vừa tượng trưng cho những thức ăn nguội – hàn thực, vừa là sản vật từ những mùa lúa bội dâng lên ông bà tổ tiên cầu mong mưa thuận gió hòa. Vì vậy người Việt gọi ngày mùng 3 tháng Ba Âm lịch là Tết bánh trôi - bánh chay.
Nói về con số bát bánh trôi và bánh chay phải là 5 hoặc 3 bởi vì cha ông ta quan niệm số lẻ là số tâm linh. Người ta thắp hương cũng thường thắp 1 nén hoặc 3 nén, 5 nén chứ ít khi thắp số chẵn.
Ngoài bánh trôi và bánh chay, các gia đình cũng có thể mua thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác tùy tâm.
Sau khi bày lễ lên ban thờ, các gia đình thường thắp hương và khấn gia tiên theo Bài cúng Tết Hàn Thực được lưu truyền từ xưa đến nay. Ngày nay, Tết bánh trôi bánh chay là một ngày lễ quan trọng ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ. Vào ngày này, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí Tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.
Khi khấn Tết Hàn Thực: Tết Hàn Thực ngày 3 tháng 3 khi cúng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.
Lưu ý:
Bánh trôi nguyên bản phải là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống.
Vào ngày Tết Hàn Thực 3/3 âm lịch này, các gia đình không cần phải chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.
3. Cách làm bánh trôi bánh chay cho Tết Hàn thực
Các bạn có thể tham khảo Cách làm bánh trôi bánh chay ngon của TimDapAnđể tự tay làm những đĩa bánh trôi bánh chay thơm ngon để kính dâng lên tổ tiên trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch nhé.
4. Bài văn khấn cúng Tết Hàn thực
Sau khi các bạn bày biện mâm cúng Tết Hàn thực lên ban thờ tổ tiên thì các bạn thắp hương rồi đọc bài văn khấn Tết Hàn thực lên nhé.
Tham khảo: Văn khấn Tết Hàn thực
5. Nên làm gì trong dịp Hàn Thực để đón may mắn
Tết Hàn Thưc là một trong những ngày lễ đặc biệt trong năm. Vào ngày này, ngoài ngoài thứ không thể thiếu trong mâm cúng, các gia đình thường làm những việc dưới đây để găp nhiều may mắn, thuận lợi.
- Chuẩn bị mâm cúng chu đáo: Mâm cúng dâng lên tổ tiên là bước chuẩn bị không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực. Tuy nhiên, vẫn có một số gia đình không thực sự chú trọng việc này. Thực ra, mâm cúng ngày Tết Hàn không cần quá cầu kỳ, với một số vật lễ không thể thiếu nhưng rất dễ chuẩn bị như: hoa tươi, trái cây, lá trầu, cau khô, bánh trôi, bánh chay, quả...
- Ăn mặc chỉnh tề khi thắp hương: Thắp hương là hành động thể hiện cái "tâm" của chủ nhang với những người đã khuất. Vì thế mà viêc ăn mặc chỉnh tề khi bắt đầu dâng lễ luôn được coi trọng. Trong ngày tết Hàn Thực này, có người coi nhẹ việc thắp hương, thường ăn mặc xuề xòa và cho rằng điều đó không ảnh hưởng gì. Nhưng thật ra đó là một thái độ "bất kính" với bề trên.
Vì thế, dù trong ngày tết Hàn Thực hay những ngày lễ nào khác, trước khi dâng hương nhang, bạn cần phải chú ý đến trang phục của mình, ăn mặc chỉnh tề để thể hiên được sự thành tâm của mình.
- - Nhắc nhở con cháu hướng về nguồn cội: Tết Hàn Thực là dịp gia đình quây quần sum họp bên nhau. Đây là dịp tốt để ông bà, cha mẹ nhắc nhở con cháu ghi nhớ công ơn tổ tiên, trân trọng công lao sinh thành dưỡng dục của những thế hệ đi trước. Đó vừa là cách để ôn lại quá khứ, vừa dạy bảo con cháu phải "uống nước nhớ nguồn", biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng dục
- cha mẹ, ông bà để có mình của ngày hôm nay.
Nói những điều hay: Trong ngày Tết Hàn Thực, gia đình không nên xảy ra mâu thuẫn hay cãi vã. Thay vào đó, mọi người nên cùng nhường nhịn, tránh tranh chấp để giữ không khí vui vẻ, đầm ấm. Chúng ta chỉ nên nói với nhau những điều hay lẽ phải, những câu chuyện may mắn và ý nghĩa, tránh nói điều xui xẻo để khởi đầu trong năm được trọn vẹn, tốt đẹp.
Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cách làm lễ cúng Tết Hàn thực. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể thấy được cách làm lễ cúng Tết Hàn thực để từ đó có thể chuẩn bị được các đồ lễ cho ngày tết Hàn thực nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Tài liệu của TimDapAnđể có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé.