Những điều kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết
- Những điều tuyệt đối không nên làm khi đi chùa
- 1. Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy
- 2. Không dùng miệng thổi tắt hương/nến
- 3. Không tùy tiện nhét tiền công đức
- 4. Không chạm, sờ vào tượng Phật
- Kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ chùa
- 1. Không nên đi lại khệnh khạng trong chùa
- 2. Không nên ăn mặc xuề xòa khi đi chùa
- 3. Không đi giày dép vào Phật đường, tam bảo
- 4. Không mang nhiều đồ đạc vào Tam bảo bái Phật
- 5. Không nên đi cửa chính giữa.
- 6. Khi đi vòng quanh tượng Phật nên đi theo chiều từ phải sang trái
- 7. Không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường
- 8. Không tự tiện đặt lễ mặn ở khu vực chính điện
- 9. Không tự ý sử dụng hoặc mang đồ của nhà chùa về nhà
- 10. Không gây ồn ào quanh khu vực Phật điện, Tam bảo
- 11. Không đi lại bất kính quanh tượng Phật
- 12. Không coi của chùa thì được dùng thoải mái
- 13. Không nên chụp ảnh
- 14. Không nên sắm sửa nhiều vàng mã, tiền âm phủ
- 15. Kiêng quan hệ tình dục trước khi đi chùa
- Không dùng miệng thổi tắt hương/nến
- Không tùy tiện nhét tiền công đức
- Trình tự hành lễ khi lên chùa
Sau giao thừa hay trong ngày mùng 1 tết nhiều người có thói quen đi lễ chùa. Tuy nhiên cần phải biết những kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết để không phạm phải điều bất kính.
Những điều tuyệt đối không nên làm khi đi chùa
1. Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy
Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
2. Không dùng miệng thổi tắt hương/nến
Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.
3. Không tùy tiện nhét tiền công đức
Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó. Tại các lễ chùa, hiện tượng này hiện này đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra nhiều nơi.
4. Không chạm, sờ vào tượng Phật
Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy. Những hành vi bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.
Kiêng kỵ cần tránh khi đi lễ chùa
1. Không nên đi lại khệnh khạng trong chùa
Nhiều người vào chùa chỉ vội vàng làm lễ, đi lại khệnh khạng, không chào hỏi các sư, đây là điều kiêng kỵ. Khi vào chùa, bạn nên dùng Phật danh " A di đà Phật" thay thế tên gọi để mở lời chào hỏi các vị tăng ni phật tử trong chùa, khi về cũng dùng câu này thay lời chào tạm biệt, công đức mang lại vô lượng cho cả người vãn cảnh của và nhà chùa.
2. Không nên ăn mặc xuề xòa khi đi chùa
Khi vào lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kiêng kị không mặc váy ngắn, quần ngắn, quần áo hở da hở thịt gây tạp uế Phật đường, phạm giới bất kính khiến công quả tiêu tán, quả báo vô cùng.
3. Không đi giày dép vào Phật đường, tam bảo
Tam Bảo, Phật Đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh. Tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Náo loạn tam bảo là tội lớn, vì thế không đi giày dép vào nơi đây, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Nhiều người thường không mấy chú ý đến điều này.
4. Không mang nhiều đồ đạc vào Tam bảo bái Phật
Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…
5. Không nên đi cửa chính giữa.
Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
6. Khi đi vòng quanh tượng Phật nên đi theo chiều từ phải sang trái
Khi bước chân vào bên trong phật đường bạn nên đi vòng tượng Phật theo chiều từ phải sang trái và niệm "A di đà Phật".
Theo quan niệm của nhà chùa, nếu bạn hành lễ theo nghi thức này sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: siêu sinh đạo niết bàn; hậu sinh đoan chính; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý.
7. Không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường
Đây là vị trí thường dành cho trụ trì của nhà chùa, vì thế bạn không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Khi lễ Phật bạn nên đứng chếch sang bên một chút, đứng giữa là không tốt. Hãy nhớ lễ Phật quan trọng là ở cái tâm.
Chúng ta thường nghĩ phải thắp hương trong gian thờ Phật ở chùa mới thiêng, nhưng điều này không chính xác chút nào. Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, thắp hương bên trong chùa có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Nhiều chùa cũng đã có những tấm biển chỉ dẫn, bạn cần nghe theo.
8. Không tự tiện đặt lễ mặn ở khu vực chính điện
Phật điện là nơi thờ tự chính của ngôi chùa, do đó bạn không nên tùy tiện đặt lễ mặn ở đây. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Việc sắp lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu trong khu vực chùa có thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng tại ban thờ hoặc điện thờ.
9. Không tự ý sử dụng hoặc mang đồ của nhà chùa về nhà
Theo sách kinh và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là "đạo dụng thập phương thường trụ". Nếu phạm giới luật này, khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ "nhân nhỏ, quả lớn", thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; chôm của chùa, vật tuy xơ sài nhưng quả báo không ghánh hết. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc nào của chùa về làm của riêng.
10. Không gây ồn ào quanh khu vực Phật điện, Tam bảo
Phật điện, Tam bảo là chốn linh thiêng nên khi đi chùa bạn chú ý không chạy nhảy qua lại, bình phẩm, nói chuyện, ngồi hoặc nằm trong góc Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ... quanh khu vực Phật điện, Tam bảo. Mắc những tội này đều bị thiêu nơi địa ngục, kẻ tu hành dù chuyên chú đến mấy cũng không thành chính quả.
11. Không đi lại bất kính quanh tượng Phật
Theo quan niệm, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực Tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật " A di đà Phật" sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
12. Không coi của chùa thì được dùng thoải mái
Việc công đức là tùy tâm mỗi người. Nhưng sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít hay nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội "luân đạo thực quả báo" là căn nguyên rơi vào địa ngục.
13. Không nên chụp ảnh
Chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Vì vậy bạn không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.
14. Không nên sắm sửa nhiều vàng mã, tiền âm phủ
Vào chùa không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
15. Kiêng quan hệ tình dục trước khi đi chùa
Điều này nên tránh nhé. Thứ nhất khi mới quan hệ xong mà đã chuẩn bị đồ lễ đi chùa thì tư tưởng mình chưa dứt ra khỏi buồn vui trong quan hệ chăn gối. Điều này là tối kỵ khi bước vào cổng chùa. Có thể sau 3 -6 tiếng bạn đi lễ chùa nhé.
Không dùng miệng thổi tắt hương/nến
Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.
Không tùy tiện nhét tiền công đức
Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó. Tại các lễ chùa, hiện tượng này hiện này đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra nhiều nơi.
Trình tự hành lễ khi lên chùa
1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.