Bài cúng tảo mộ cuối năm

Bùi Thế Hiển
Admin 10 Tháng một, 2023

Tục tảo mộ ngày cuối năm (lễ Chạp) là một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến xuân về. Trong dịp Tết nguyên đán thì lễ tảo mộ sẽ được tiến hành trước lễ giao thừa để con cháu mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Mời các bạn cùng tham khảo cách cúng tảo mộ cuối năm trong bài viết sau đây của Tìm Đáp Án.

1. Lễ chạp mộ là gì

Nghi lễ chạp mộ mời gia tiên về ăn Tết là nghi lễ quan trọng trong những tập tục lễ nghi ngày Tết, là một tập tục người ta phải tiến hành để mời ông bà tổ tiên về “đón năm mới cùng con cháu”. Từ Nam ra Bắc gia đình nào cũng sẽ có một bộ bàn thờ gia tiên trong nhà, không phân biệt vùng miền tôn giáo, đó đã trở thành quy luật và truyền thống đạo hiếu của từng nhà.

Từ ngày 24 tháng chạp đến sáng ngày 30 tết là thời điểm để con cháu có thể lựa chọn ngày tốt đi chạp mộ. (dọn dẹp phần mộ cho sạch sẽ, nhiều gia đình mua bông hoa ra mộ cắm cho đẹp, cũng đem lại không khí hơn).

Lưu ý: Trước khi tảo mộ gia tiên, các gia đình nên ra khấn ban thổ thần ở nghĩa trang thắp hương trước. Khi khấn nhớ nêu rõ mục đích ra tảo mộ và xin phép thổ thần cho ông bà gia tiên về nhà ăn tết cùng con cháu,...

2. Sắm lễ tảo mộ (chạp mộ) cuối năm

  • Một con gà hoặc một khoanh giò, hay 2 lạng thịt nạc vai luộc
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa gạo muối
  • 1 bát nước, 1/2 lít rượu trắng
  • 1 bao thuốc, 1 lạng chè
  • 1 bộ quần áo quan Thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, ngựa đỏ kiếm trắng
  • 1 đinh vàng hoa, 10 lễ vàng tiền
  • 4 cái oản đỏ
  • 5 lá trầu và 5 quả cau
  • 9 bông hồng đỏ và đĩa hoa quả (5 quả tròn).

3. Bài khấn tảo mộ cuối năm

Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết

Kính lạy:

– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng)............................................................

Địa chỉ.............................................................................................

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:....................................

(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…): Tuổi...............................

Tạ thế ngày....................................................................

Phần mộ ký táng tại.......................................................

Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

4. Bài cúng lễ chạp

Sau khi chuẩn bị đồ lễ, con cháu sẽ kính cẩn, mời người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài Kim niên đương cai Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào phán quan.

Kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại Vương

Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần

Kính lạy các ngài ngũ phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần. Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương cụ…………………………………………

Hôm nay là ngày……tháng…….., nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là: ………………………………………………………

Sắm sang vật phẩm, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình Tôn Thần, kính rước vong linh gia tiên của chúng con là (tên các vong):…………………………………………………………………

Có phần mộ tại đây về với gia đình………, để cháu con phụng sự trong tết, báo đáp, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương hiếu tâm, lòng cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

5. Các bài viết liên quan đến Tết Nguyên Đán

  1. Bao sái là gì? Bao sái bàn thờ cuối năm cần lưu ý gì?
  2. Bài Cúng ông Công ông Táo
  3. Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
  4. Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
  5. Bài cúng Tất Niên cuối năm
  6. Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
  7. Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
  8. Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
  9. Lời chúc Tết hay và ý nghĩa

Sau 3 ngày Tết, thường các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết để làm lễ cúng hết Tết tiễn ông bà gia tiên về âm giới. Người xưa thường nói, tháng Giêng là tháng ăn chơi, mọi người thường du xuân, đi thăm viếng chùa chiền để cầu an như lễ đền bà chúa Kho, lễ chùa Hương… Tuy nhiên để đi chùa cầu được tài lộc các bạn nên tham khảo các điều cần tránh làm khi đi chùa để việc cầu an được thành tâm hơn. TimDapAnxin chia sẻ thêm cho các bạn một số bài khấn khi đi chùa để các bạn cùng tham khảo. Chúc các bạn có một năm mới gặp nhiều may mắn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!