Văn khấn khi đi lễ chùa Hương

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 25 Tháng một, 2023

Văn khấn khi đi lễ chùa Hương là điều bạn nên chuẩn bị trước khi đi chùa Hương. Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn thu hút rất nhiều du khách đi trẩy hội. Mọi người đến chùa Hương với mong muốn cầu an, cầu tài cầu lộc may mắn cho cả gia đình. Dưới đây là các bài khấn khi đi chùa hương TimDapAnđã tổng hợp lại để các bạn cùng tham khảo.

Văn khấn chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật. Các bạn có thể tham khảo một số bài khấn thường dùng khi đi chùa Hương để thành kính cầu khẩn và dâng chút lễ mọn đến các vị thần linh.

1. Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn ở đền Trấn Song chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Hương từ chúng con dốc lòng kính lạy Đức Chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn Tinh Công chúa Lê Đại Mại Vương Ngọc Điện Hạ.

Kính lạy:

– Đức Thượng Ngàn Chúa Tể Mị Nương Quế Hoa Công Chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.

– Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần, Bát bộ sơn trang, mười hai Tiên Nương, Văn võ thị vệ, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là:......................................................................

Cùng gia quyến, ngụ tại:..............................................................

Nhân lễ hội chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội chúng con thân đến...............phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sơ cầu, tòng tâm sở nguyện.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

2. Văn khấn đền Trình chùa Hương

(Văn khấn Thành Hoàng ở chùa Hương)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Vương Thành Hoàng

Mỹ hiệu là: Hiển Quang

Hôm nay tại.....................................................................chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội là ngày:................................

Tín chủ chúng con là:............................................................................

Trước Thần vị cửa Đức Đại Vương Thành Hoàng, chúng con kính nghĩ: Thần giáng phúc lành khắp chốn, bốn phương được nhờ anh minh, khí thiêng thể hiện rõ ràng, muôn thuở uy linh hiển hách. Cảm bội thần minh hằng giúp, cho nên điển lễ khôn quên.

Nay nhân Lê hội chùa Hương, đệ tử con xin kính biện trầu rượu, xôi thịt, dâng xin được vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Mẫu khu vực Hương Tích cầu yên, câu phúc. Cúi mong Thần giáng lâm thụ hường lễ vật. Cúi xin phù hộ, ban mọi điều lành, bốn mùa không tật bệnh hiểm nghèo, muôn họ được an vui no đủ. Binh đao khói lửa, chẳng ngại tới dân gian, bão lụt, nắng hạn không hoành hành nơi làng mạc. Mượn nén hương thơm để bày tỏ ỷ nguyện, mong cao minh chiếu cố lòng thành. Kính ngỏ lời quê, xin thần soi thấu.

Chúng con lại kính mời: Các quan bộ hạ tả hữu phò tả Đức Tôn Thần cùng tòng tự và cung thỉnh Hậu Thổ Linh Thần lai thụ hưởng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Văn khấn chùa Hương

3. Văn khấn ban Tam Bảo ở chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử con xin thành tâm kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát; chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp thiện thần, Thiên long bát bộ.

Hôm nay tại......chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội là ngày:..........

Tín chủ con là:.................................................................................

Cùng gia quyến, ngụ tại:.....................................................................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (Nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ.

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược sư Lưu Ly giáo chủ cõi phương Đông.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhẫn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Hộ pháp thiện thần chư thiện Bồ Tát, kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an...). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và cho gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

4. Văn khấn lễ Phật ở chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại..................... ..thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.

Nay đến trước Phật đài,Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ, Nguyện làm việc lành, Ngừa trông ơn Phật, Quán Ấm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, Từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

5. Bài khấn ban Đức ông ở chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn giả, Thập bát long thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay tại …………. chùa Hương huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, ngày ………… tháng …………… năm ………..

Tín chủ con là: ……………………………………………………………………..

Cùng gia quyến, ngụ tại: ……………………………………………….………..

Trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con kính tâu lên Ngài Tu Đạt Đa Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh chùa đây:

Chúng con người trần phàm tục phạm sai, trước điện Đức Ông sám hối ăn năn, kính xin Đức Ông mở lòng tế độ, che chở chúng con làm ăn thuận lợi trong năm, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn. Cúi mong ngài chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn nguyện.

6. Những lưu ý khi đi lễ chùa Hương

a. Dâng lễ vật

Dâng hương đã trở thành nghi thức không thể thiếu đối với bất cứ khách thập phương nào khi đến chùa Hương. Dù đến “thăm Phật” theo phong cách du lịch đi chăng nữa thì người ta đều có dâng hương với một chút lễ chay mọn như hoa quả để dâng Phật và chư vị Thánh Hiền thờ trong Phật điện.

Người thực thi tín ngưỡng thường nói “vô vật bất linh”, nghĩa là dâng hương cúng bái mà thiếu lễ vật thì chẳng được linh thiêng.

Sự thật, theo giáo lý của nhà Phật thì linh thiêng hay không linh chẳng phải ở lễ vật dâng cúng to hay nhỏ, sang trọng hay hèn mọn mà trước hết là ở tâm thành của người dâng lễ. Bởi thế, lễ vật dâng cúng, nhất là dâng cúng Phật, Bồ Tát và chư vị Hiền Thánh ở chùa, trước hết là tâm thành “Linh tại ngã, bất linh tại ngã” cũng là vậy. Điều này thật đúng với đạo lý của Đạo Phật: “Vạn vật duy tâm tạo” (vạn vật, vạn sự đều được tạo tác bởi tâm). Bởi thế, tâm thanh tịnh thì vạn vật thanh tịnh, lễ vật dâng cúng chỉ trở nên thanh tịnh, vạn sự cầu đạo chỉ được linh nghiệm khi tâm ta thanh tịnh và linh nghiệm.

Tuy vậy, người thực thi tín ngưỡng vẫn thấy không an tâm, thấy không đúng luật tục nếu như dâng hương lễ Phật mà lại thiếu những phẩm vật dâng lên hương án nơi Phật điện và các ban thờ khác trong chùa.

b. Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ

Theo phong tục người ta tiến hành ở ban thờ Đức chúa (Đức ông) trước. Vì Đức chúa hay Đức ông là vị cai quản tất cả các công việc của chùa chiền. Trước hết cần phải thắp hương lễ ban thờ này trước để xin được vào làm lễ tại chính điện.
Tiếp theo, đặt lễ lên hương án ở chính điện, thắp đèn, nhang lên, thỉnh 3 hồi chuông (nếu đã có sẵn thì chỉ cần thắp thêm một nén nhang cũng được) và vào những buổi đông người tới làm lễ thì không cần phải thỉnh chuông nữa) rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Sau khi đã lễ xong ở chính điện thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác.

Cuối cùng là lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

Một điều cần lưu ý là trong nghi lễ Phật tại chính điện thường có nghi thức lạy.

Nếu là khách hành hương thì có thể lễ Phật ba, hoặc năm, hoặc chín lạy. Nếu biết thần chú nhà Phật (như Chú Chuẩn đề, Đại bi thập chú) thì có thể niệm vài biến rồi phát nguyện hồi hướng. Trong trường hợp khách hành hương lễ Phật giản dị nhất thì có thể lạy Phật tại chính điện 3 lạy rồi phát nguyện bằng một bài văn khấn (nếu không thuộc thì cầm giấy đọc cũng được).

c. Những lưu ý khi sắm sửa và dâng lễ vật tại chùa

Đến dâng hương tại các chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Lễ vật mặn chỉ dâng ở ban thờ Thánh, thờ Mẫu, tuyệt đối không được đặt lễ mặn ở khu vực Phật Điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ mặn (nhưng thường đơn giản như gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay có thể là điện thờ (nếu được xây thờ riêng) của Đức ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa nói ở trên.

Hiện nay nhiều người sắm lễ tới chùa còn thường sắm cả vàng mã, tiền âm phủ. Cần nhớ rằng giáo lý đạo Phật không dạy, thậm chí còn khuyên răn người đời không nên đặt vàng mã, tiền âm phủ…; rằng “đốt vàng mã, giết hại chứng sinh… vì tà tâm ấy mà không được Phật tiếp độ”. “Giết hại chúng sinh” nói ở đây là sát hại gia cầm, trâu, bò, lợn, gà… để làm lễ vật), cả đến tiền thật cũng không đặt lên hương án của chính điện.

Nếu đến chùa mà đặt tiền thật nơi hương án, kẹp vào đĩa hay mâm hoa quả để cúng lễ chư Phật, Bồ Tát; đây là điều phạm vào luật tục dâng cúng phẩm vật tại chính điện, làm mất vẻ thanh tịch thờ tự của điện thờ. Nếu định dâng tiền thật thì nên bỏ tiền, vàng công đức vào các “hòm công đức” đặt tại các chùa, hoặc gặp ban quản lý chùa chiền hay các sư, tăng trụ trì tại chùa mà dâng. Còn không thì chỉ cần thẻ hương thơm cùng với đĩa hoa (hay bó hoa) tươi, sạch cũng coi là đủ lễ theo luật tục vào chùa.

Hoa tươi lễ Phật thường được lựa chọn là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, nhất là thứ hoa để lâu ngày, càng không dùng những loại hoa cúng bái rồi.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa, người thực thi tín ngưỡng cần chay tịnh trong cuộc sống sinh hoạt đời thường hàng ngày như: ăn chay, kiêng giới, không uống rượu, không nói thiên lệch đặt điều cho người khác, không đánh nhau, cãi nhau, không giết hại các sinh linh…

Cần luôn tâm niệm những điều tốt đẹp cho mọi người, cho cộng đồng xã hội, cho các chúng sinh. Người đến chùa thực thi tín ngưỡng, những điều nói trên mà tín chủ làm được trước khi đến cửa chùa thì đó chính là lễ vật đáng tôn kính nhất.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Văn khấn khi đi lễ chùa Hương. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Xem thêm

25 Tháng một, 2023

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!