Giáo án Văn 8: Tổng kết phần văn theo Công văn 5512

Admin
Admin 27 Tháng một, 2021

Giáo án Văn 8 Tổng kết phần văn

Giáo án Văn 8: Tổng kết phần văn theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài ôn tập về luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

Bài 31. Tiết 125

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các VB đã học trong SGK lớp 8 (Trừ các Vb tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những VB tiêu biểu.

- Tập trung ôn kĩ hơn những VB thơ ở bài 18, 19, 20, 21.

2. Năng lực: Rèn cho HS có năng hệ thống, tổng hợp kiến thức. Năng lực tông kết, khái quát kiến thức.

3. Phẩm chất: HS biết tự mình ôn tập, nắm kiến thức đã học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1/ Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước

2/ Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu gv giao..............

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Thời gian (5 phút)

- Phương pháp, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, HĐ nhóm

- Phương tiện: Máy chiếu

- Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi, tạo tình huống có vấn để giúp học sinh hứng thú với bài học

Gv chuyển ý giới thiệu bài học:

Hệ thống văn bản ở lớp 8 khá phong phú, đa dạng, gồm nhiều cụm văn bản. Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tổng kết lại phần văn qua các văn bản đã học, chủ yếu là các văn bản thơ.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bảng thống kê các tác phẩm thơ trữ tình.

- Thời gian: 20 phút

-Phương pháp hình thức tổ chức: Phát vấn, đàm thoại ...: Hoạt động cá nhân

- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Mục tiêu: Hệ thống hóa tác giả, văn bản, thể thơ, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật nổi bật

- Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

Các nhóm hoạt động trả lời và hoàn thành các câu hỏi 2 a,b,c,d

GV phát phiếu học tập cho học sinh hoàn thành theo mẫu:

+ Học sinh thực hiện:

Học sinh hoạt động nhóm.

Dự kiến câu trả lời của hs:

I. Lập bảng thống kê các VB thơ VN đã học từ bài 15.

TT

Tên VB

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

1

Cảm tác…

(bài 15)

PBC (1867- 1940)

TNBCĐL

Khí phách kiên cường bất khuất & phong thái ung dung vượt lên h/c ngục tù của nhà yêu nước CM.

Giọng hào hùng, khoáng đạt có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

2

Đập đá…

(bài 15)

PCT (1872 – 1926)

TNBCĐL

Hình tượng đẹp, ngang tàng lẫm liệt của người tù yêu nước CM trên đảo Côn Lôn.

Bút pháp LM, giọng điệu hào hùng đầy khí thế.

3

Muốn làm.

…(bài 16)

Tản Đà-NKH (1889- 1939)

TNBCĐL

Tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

Hồn thơ LM, siêu thoát pha chút ngông nghênh nhưng vẫn đáng yêu.

4

Hai chữ nước nhà

(bài 17)

Á Nam- TTK(1895-1983)

Song thất lục bát.

Mượn câu chuyện có sức gợi cảm lớn để bộc lộ c/x & khích lệ long y/n, ý chí cứu nước của đồng bào.

Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại giọng điệu trữ tình thống thiết.

5

Nhớ rừng

(bài 18)

Thế Lữ 1907-1989

Thơ mới 8 chữ/câu

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng & khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân.

Bút pháp LM truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, phép tương phản đối lập. NT tạo hình đặc sắc.

6

Ông đồ

(bài 18)

VĐL (1913 – 1996)

Thơ mới ngũ ngôn

Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước 1 lớp người đang tàn tạ & nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

Lời thơ bình dị cô đọng hàm súc. Đối lập, tương phản, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Văn bản tường trình theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!