Giáo án Văn 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo Công văn 5512

Admin
Admin 26 Tháng một, 2021

Giáo án Văn 8 Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Giáo án Văn 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

Bài 24. Tiết: Tập làm văn

VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nhận thức được tầm quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch, quy nạp.

2.Năng lực: Rèn kĩ năng phân tích đoạn văn nghị luận, xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận, viết hai đoạn văn nghị luận: Diễn dịch, qui nạp. Năng lực viết đoạn văn trình bày luận điểm.

3. Phẩm chất: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm bài TLV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1. Mục tiêu:

- HS hiểu luận điểm, cách lập luận, bố cục…), luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv: chuyển giao nhiệm vị:

Câu 1: Luận điểm là gì? có mấy cách trình bày đoạn văn thường gặp?

Câu 2: Trong “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan điểm xác định chủ quyền của một quốc gia, một dân tộc như thế nào? Hãy phân tích làm rõ điều đó.

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

- Dự kiến sản phẩm:

Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền (8 câu).

- Xác định độc lập, chủ quyền:

+ Văn hiến: lâu dài

+ Cương vực lãnh thổ: Núi sông, bờ cõi ..

+ Phong tục tập quán: Phong tục Bắc - Nam …

+ Lịch sử, chế độ: Triệu, Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên – phép đối xứng.

- Lập luận:

+ Từ ngữ: Từng nghe, như, vốn, đã lâu, từ, cùng, tuy, song;

+ Dùng biện pháp so sánh đối chiếu tương ứng.

=> Bằng lập luận, phép đối chiếu tác giả vạch rõ thế nào là đất nước độc lập có chủ quyền.

* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét đánh giá

Luận điểm có thể nằm ở đầu hoặc ở những vị trí khác trong đoạn văn. Khi viết câu văn mang luận điểm ta thường sử dụng những cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn:

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

+ Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

+ Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1.Xác định câu chủ đề (câu nêu lđ) trong mỗi đoạn văn?

2. Nhận xét vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn (đầu đoạn hay cuối đoạn)?

3. Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn?

4. Từ hai VD trên, em hãy nhận xét có mấy cách trình bày đoạn văn ? Đó là những cách nào?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn:

a, Thật là chốn hội tụ ….muôn đời.

b, Đồng bào ta ngày nay ….ngày trước.

2. Vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn :

- Đ1: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.

- Đ2: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.

3. * - Đ1: được viết theo cách quy nạp.

- Đ2: được viết theo cách diễn dịch.

* Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn:

+ Để làm sáng tỏ luận điểm “Thành Đại La thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời”, tác giả đưa ra những luận cứ :

- Thành Đại La vốn là kinh đô cũ của Cao Vương.

- Vị trí: trung tâm trời đất.

- Thế đất qúy hiếm: rồng cuộc, hổ ngồi.

- Dân cư: đông đúc, muôn vật phong phú tốt tươi.

- Nơi thắng địa (Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp).

+ Ở đoạn văn (b) để làm sáng tỏ cho luận điểm “Đồng bào …ngày trước” tác giả đưa ra những luận cứ :

- Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng trẻ thơ.

- Theo không gian, vùng miền: kiều bào ở nước ngoài – vùng bị tạm chiến trong nước; miền xuôi – miền ngược.

- Theo vị trí công tác, ngành nghề: chiến sĩ ngoài mặt trận – công chức ở hậu phương – công nhân – nông dân - điều chủ.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận của đoạn văn?

2. Cách lập luận trên có tác dụng gì (Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?

3. Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trên trong đoạn văn? Nếu tác giả đưa nhận xét về Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng ... thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu qủa diễn đạt đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

4. Trong đoạn văn những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó” được sắp xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có tác dụng gì (có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không)? Vì sao?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

- Luận điểm: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó.-> Đoạn quy nạp.

- Sử dụng tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, qúy chó, mua chó, sung sướng bù khú với chó/ bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu).

2. Cách lập luận trên làm rõ bản chất chó má của giai cấp địa chủ (vợ chồng Nghị Quế).

3. - Cách đưa các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm rất đầy đủ, chặt chẽ, sắp xếp các ý theo thứ tự hợp lí -> Nếu thay đổi sẽ làm cho luận điểm bị mờ nhạt đi, đoạn văn rời rạc không liên kết.

4.Cách viết ấy làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn. Vì nó chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn xoáy sâu vào luận điểm, vào vấn đề làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú hơn.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Câu chủ đề của đoạn văn:

+ Diễn đạt ngắn gọn, rõ ý, chính xác nội dung luận điểm.

+ Vị trí: nằm ở đầu đoạn (cách diễn dịch) hoặc cuối đoạn (cách quy nạp).

- Luận cứ phải đầy đủ, toàn diện.

- Lập luận phải có sự liên kết chặt chẽ, theo một trật tự hợp lí.

- Lời văn diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục.

3. Ghi nhớ: sgk/ 81

II. Luyện tập:

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Bàn luận về phép học theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!