Giáo án Văn 8 tiết 32: Tổng kết phần văn theo Công văn 5512
Giáo án Văn 8 tiết 32 Tổng kết phần văn
Giáo án Văn 8 tiết 32: Tổng kết phần văn theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài ôn tập về luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Văn 8 theo Công văn 5512
Bài 32. Tiết
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các VB đã học trong SGK lớp 8 (Trừ các Vb tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những VB tiêu biểu.
- Tập trung ôn kĩ hơn những VB thơ ở bài 18, 19, 20, 21.
2. Năng lực: Rèn cho HS có năng hệ thống, tổng hợp kiến thức. Năng lực tông kết, khái quát kiến thức.
3. Phẩm chất: HS biết tự mình ôn tập, nắm kiến thức đã học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học, SGK, STK
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài.
- Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút) 1. Mục tiêu: -Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: ? Hãy kể tên các văn bản nghị luận đã học trong chương trình NV 8HKII - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết - Dự kiến sản phẩm: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta... *Báo cáo kết quả -Gv: gọi hs trả lời -Hs: trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tiết học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức về văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 8. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn nghị luận 1. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về văn bản nghị luận - Rèn kĩ năng viết nhận xét chứng minh sự giống và khác nhau 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cặp đôi. - Hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi. - Giáo viên yêu cầu: ? Thế nào là văn bản nghị luận? Em thấy văn bản nghị luận trung đại có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại ? Hãy chứng minh các văn bản nghị luận đều được viết có lí có tình có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao ? Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại trong bài 22, 23 và 24 - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ - Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả Văn bản nghị luận là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ luận chứng làm sang tỏ luận điểm ấy một cách thuyết phục b- Điểm khác biệt giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại: + Nghị luận trung đại là lời văn cổ, lối viết với nhiều câu văn biền ngẫn, mang nhiều nét tượng trưng ước lệ. + Nghị luận hiện đại lời văn giản dị gần gũi với cuộc sống. - Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời - Hs: trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn bản Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô Đại cáo 1. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về văn bản Nước Đại Việt ta - Rèn kĩ năng phân tích so sánh 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ 2: - Giáo viên yêu cầu: ? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN khi đó? ? So với bài Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta, ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có gì mới? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết: - Dự kiến sản phẩm: - Vì bài cáo đó khẳng định dứt khoát rằng VN là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên. Từ bài văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “tuyên ngôn” (lời tuyên bố) về nên độc lập của dân tộc. - ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam được xác định ở 2 phương diện: lãnh thổ và chủ quyền. - Đến Bình Ngô đại cáo, ý thức dân tộc đó phát triển cao sâu sắc và toàn diện hơn. Ngoài yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập cũng được mở rộng, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời , phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử *Báo cáo kết quả -Gv: gọi hs báo cáo kết quả -Hs:trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 2. Phương thức thực hiện: cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: -Hs: đánh giá lẫn nhau -Gv: đánh giá hs 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Nước Đại Việt ta - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết: - Dự kiến sản phẩm: - Tự hào về dân tộc, những người lãnh đạo anh minh - Trách nhiệm của bản thân *Báo cáo kết quả -Gv: gọi hs báo cáo kết quả -Hs: trả lời *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(02 PHÚT) 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. 2. Phương thức thực hiện: cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: -Hs: đánh giá lẫn nhau -Gv: đánh giá hs 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà - Giáo viên: yêu cầu thời hạn làm bài của hs. Thời gian làm 2 ngày ra vở soạn và thu lại cho gv - Dự kiến sản phẩm: Mở đoạn: GI những người lãnh đạo anh minh Thân đoạn: Nêu dẫn chứng Kết đoạn: Cảm nghĩ của bản thân *Báo cáo kết quả -Hs: nộp sản phẩm *Đánh giá kết quả - Hs trao đổi với bạn, nx, đánh giá . - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (01 PHÚT) 1. Mục tiêu: tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của thể văn nghị luận 2. Phương thức thực hiện: HĐ Cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: hs trả lời ra vở soạn 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: -Hs: đánh giá lẫn nhau -Gv: đánh giá hs 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Sưu tâm các bài văn nghị luận *Thực hiện nhiệm vụ Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà *Báo cáo kết quả -Hs: trả lời ra vở soạn văn *Đánh giá kết quả - Hs trao đổi với bạn, nx, đánh giá . - Giáo viên nhận xét, đánh giá |
I. Vănbản nghị luận: 1. Đặc điểm của văn bản nghị luận a- Khái niệm: Văn bản nghị luận là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ luận chứng làm sang tỏ luận điểm ấy một cách thuyết phục b. Điểm khác biệt giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại: + Nghị luận trung đại là lời văn cổ, lối viết với nhiều câu văn biền ngẫn, mang nhiều nét tượng trưng ước lệ. + Nghị luận hiện đại lời văn giản dị gần gũi với cuộc sống. c. Các văn bản nghị luận đều được viết có lí có tình có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao - Chiếu đời đô: Lí Thái Tổ nêu sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ. Từ đó soi sáng vào hai triều đại trước để đi đến kết luận “Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô”. - Hịch tướng sĩ: sau khi nêu gương sử sách để khích lệ ý chí lập công danh hi sinh vì nước, tác giả quay trở về với thực tế, tả tội ác và sự ngang ngược của giặc để thuyết phục. - Nước Đại Việt ta với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn đoạn văn này có ý nghĩa như là một tuyên ngôn độc lập. d. Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại - Hình thức: Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh, giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng. - Nội dung tư tưởng: Cả 3 vb đều bao trùm 1 tinh thần dt sâu sắc, đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước. * Khác nhau: - Về hình thức thể loại: Chiếu, Hịch, Cáo. 2. Văn bản Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô Đại cáo - Vì bài cáo đó khẳng định dứt khoát rằng VN là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên. Từ bài văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “tuyên ngôn” (lời tuyên bố) về nên độc lập của dân tộc. - ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam được xác định ở 2 phương diện: lãnh thổ và chủ quyền. - Đến Bình Ngô đại cáo, ý thức dân tộc đó phát triển cao sâu sắc và toàn diện hơn. Ngoài yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập cũng được mở rộng, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời , phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Ôn tập phần tập làm văn theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án