Giáo án Tin học 8: Ôn tập

Admin
Admin 09 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8

Giáo án Tin học 8: Ôn tập có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần 32

Tiết: 65

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức đã được học trong học kì II.

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã được học áp dụng giải các bài tập.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài ôn tập.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (38’) Ôn tập kiểm tra thực hành.

+ GV: Yêu cầu HS viết các chương trình bài tập sau:

* Lặp với số lần biết trước.

+ GV: Yêu cầu HS gõ đoạn chương trình sau, biên dịch sửa lỗi và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau, tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.

Viết chương trình tính tổng bình phương của n số (n<=10), với n được nhập từ bàn phím.

* Lặp với số lần chưa biết trước.

+ GV: Đưa ra chương trình bằng lời Việt yêu cầu các em dưa trên cách lệnh bằng Tiếng Việt thực hiện biên soạn sang ngôn ngữ Pascal. Niên dịch sửa lỗi và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau, tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.

Viết chương trình nhập vào n số nguyên (n và các số đó được nhập từ bàn phím), đếm xem trong n số được nhập vào có nhiêu số âm?

* Làm việc với dãy số.

+ GV: Yêu cầu hướng dẫn HS thực hiện viết chương trình về mảng, biên dịch sửa lỗi và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau, tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.

+ GV: Chú ý cho HS làm quen với việc nhập mảng, xuất mảng để các em nắm bắt.

Viết chương trình nhập vào một mảng số nguyên rồi in ra các phần tử của mảng trên cùng một dòng.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện viết chương trình.

+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.

+ GV: Ôn lại các thao tác thực hiện biên dịch sửa lỗi cho các em.

+ GV: Hướng dẫn các em chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau để các em dễ thực hiện.

+ GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung.

+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.

+ GV: Tiến hành củng cố các kiến thức trọng tâm cho HS nắm bắt.

+ GV: Giải đáp các thắc mắc của HS trong quá trình ôn tập.

+ GV: Củng cố cho các em cách sử dụng thuật toán để viết chương trình cho hiệu quả.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Thực hiện chương trình theo yêu cầu của GV:

Program bai1;

Uses Crt;

Var i, n, tong: Integer;

Begin

Clrscr;

Write(‘Nhap n= ’); Readln(n);

For i:= 1 to n do

tong:=tong+i*i

Write(‘tong = ’,tong);

Readln;

End.

Program bai2;

Uses Crt;

Var i, n, sa: Integer;

Begin

Clrscr;

i:=1;

Write(‘Nhap n= ’); Readln(n);

while i<=n do

Begin

Write(‘Nhap so: ’);Readln(a);

if a<0 then sa:=sa + 1;

i := i + 1;

End;

Write(‘So am la: ’,sa);

Readln;

End.

Program bai3;

Uses Crt;

Var i, n: Integer;

a : array[1..100] of integer;

Begin

Clrscr;

Write(‘Nhap n= ’); Readln(n);

For i:= 1 to n do

Begin

Write(‘nhap phan tu thu ’,i.’ ’);

Readln(a[i]);

End;

Writeln(‘In cac phan tu: ’);

For i:= 1 to n do write(a[i]:6:2);

Readln;

End.

+ HS: Chú ý các thao tác thực hiện của GV.

+ HS: Thực hiện sửa chữa các sai sót theo sự hướng dẫn.

+ HS: Chú ý quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn.

+ HS: Thực hiện theo các bộ dữ liệu GV đưa ra.

+ HS: Nhận xét bài làm chú ý các lỗi sai các em thường gặp.

+ HS: Chỉnh sửa các lỗi các em mắc phải khi làm.

+ HS: Ôn lại nắm bắt các kiến thức trọng tậm.

+ HS: Được giải đáp các thắc mắc các em vướng mắc.

+ HS: Chú ý lắng nghe và hiểu nội dung bài học.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

ÔN TẬP

Bài 1: Viết chương trình tính tổng bình phương của n số (n<=10), với n được nhập từ bàn phím.

Bài 2: Viết chương trình nhập vào n số nguyên (n và các số đó được nhập từ bàn phím), đếm xem trong n số được nhập vào có nhiêu số âm?

Bài 3: Viết chương trình nhập vào một mảng số nguyên rồi in ra các phần tử của mảng trên cùng một dòng.

4. Củng cố: (5’)

  • Củng cố các kiến thức trọng tâm cho học sinh.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kiểm tra thực hành.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

................................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm