Giáo án Tin học 8 bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1)

Admin
Admin 08 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8 bài 9

Giáo án Tin học 8 bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần 29

Tiết: 58

BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được khái niệm mảng một chiều.
  • Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số.
  • Biết cách khai báo mảng, nhập, in truy cập các phần tử của mảng.

2. Kĩ năng: Thực hiện khai báo mảng, nhập, in truy cập các phần tử của mảng.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài thực hành.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (43’) Tìm hiểu về dãy số và biến mảng.

+ GV: Đưa ra ví dụ 1 cho HS làm việc nhóm tìm hiểu.

+ GV: Viết chương trình nhập vào điểm kiểm tra môn tin học của các học sinh trong lớp (k học sinh). In ra màn hình điểm số cao nhất.

+ GV: Yêu cầu HS tìm Input và Output của bài toán.

+ GV: Mỗi biến lưu được bao nhiêu giá trị?

+ GV: Để có thể nhập và so sánh chúng theo em cần bao nhiêu biến cho bài toán trên?

+ GV: Nếu số lượng HS cang nhiều thì số lượng biến phải khai báo như thế nào.

+ GV: Việc so sánh được thuận lợi không khi mà các biến quá nhiều.

+ GV: Để khắc phục tình trạng trên các em nên giải quyết thế nào?

+ GV: Để giúp giải quyết vấn để trên, ngôn ngữ lập trình Pascal cung cấp cho ta cái gì?

+ GV: Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách nào?

+ GV: Đưa ra ví dụ 2 cho HS làm việc nhóm tìm hiểu.

+ GV: Đưa ra nội dung yêu cầu của bài toán.

+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày các hướng giải quyết của bài toán đưa ra trong ví dụ.

+ GV: Đưa ra đoạn chương trình và cho HS nhận xét.

+ GV: Việc nhập dữ liệu về thu nhập trong gia đình từng hộ dân trong chương trình được thực hiện như thế nào?

+ GV: Thao tác nhập biến trên có nhược điểm gì?

+ GV: Yêu cầu HS tìm cách giải quyết vấn đề trên.

+ GV: Hướng dẫn nhận xét cách thực hiện.

+ GV: Giới thiệu về biến mảng và yêu cầu HS tìm hiểu thêm.

+ GV: Khi sử dụng biến mảng về thực chất biến mảng là gì?

+ GV: Thế nào là một mảng.

+ GV: Rút ra kết luận cho học sinh về dãy số và biến mảng.

+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin ví dụ.

+ HS: Dựa vào kiến thức thực tế tìm hiểu về bài toán do GV đưa ra theo yêu cầu.

+ HS: Xác định:

- Input: Điểm k của học sinh.

- Output: Điểm cao nhất.

+ HS: Mỗi biến chỉ có thể lưu một giá trị duy nhất.

+ HS: Cần k biến cho bài toán được đưa ra.

+ HS: Nhận xét, quá trình khai báo và được dữ liệu càng dài, gây mất thời gian và công sức.

+ HS: Việc so sánh sẽ khó khăn hơn và dễ nhầm lẫn và sai sót.

+ HS: Lưu nhiều dữ liệu bằng một biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các giá trị đó.

+ HS: Đó là dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu.

+ HS: Được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số.

+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin ví dụ.

+ HS: Đọc tìm hiểu và xem hướng giải quyết của bài toán.

+ HS: Gồm hai bước cơ bản:

- Tính thu nhập trung bình.

- Tính độ chênh lệch giữa các mức thu nhập để tìm ra kết quả.

+ HS: Quan sát tìm hiểu đoạn chương trình do GV cung cấp.

+ HS: Mỗi thời điểm mỗi biến chỉ lưu một giá trị duy nhất nên phải thực hiện câu lệnh readln(a) để nhập vào biến a.

+ HS: Chiếm phần lớn thời gian thực hiện, phải thực hiện công việc đó 2 lần.

+ HS: Thực hiện lưu nhiều dữ liệu liên quan với nhau bằng một biến duy nhất và đánh “số thức tự” cho các giá trị đó.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu bài.

+ HS: Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.

+ HS: Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.

+ HS: Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.

1. Dãy số và biến mảng.

- Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.

- Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.

- Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.

- Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài ôn lại nội dung bài. Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

....................................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm