Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều khiển

Admin
Admin 04 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8 bài 6

Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều khiển có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần: 13

Tiết: 25

BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KHIỂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
  • Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
  • Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đầy đủ;

2. Kĩ năng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

3. Thái độ: Học tập tích cực, ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu một số hoạt động phụ thuộc vào câu điều kiện.

+ GV: Giới thiệu một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong SGK.

+ GV: Em hãy liệt kê một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.

+ GV: Từ những ví dụ trên em có nhận xét gì?

+ GV: Làm thể nào để em biết đó là điều kiện?

+ GV: Yêu cầu HS đưa ra các điều kiện khác nhau để các bạn nhận biết.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác nhận xét các ví dụ của bạn mình đưa ra.

+ GV: Nhấn mạnh cho HS về điều kiện xảy ra trong các hoạt động.

+ HS: Tập trung lắng nghe. Theo dõi SGK trang 46.

+ HS: Nếu trời mưa thì em không tập thể dục buổi sáng.

+ HS: Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.

+ HS: Điều kiện thường được mô tả sau từ “nếu”.

+ HS: Đưa ra các ví dụ từ thực tế xung quanh em.

+ HS: Nhận xét điều kiện của bạn đưa ra trong ví dụ.

+ HS: Tập trung chú lắng nghe và hiểu bài.

1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.

Ví dụ:

- “Nếu” em bị ốm, em không tập thể dục buổi sáng.

- “Nếu” trời không mưa vào chủ nhật, Long đi đá bóng; ngược lại Long sẽ ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Hoạt động 2: (17’) Tìm hiểu tính đúng hoặc sai của các điều kiện.

+ GV: Yêu cầu HS nhận xét.

+ GV: Tính đúng sai của các điều kiện được mô tả như thế nào?

+ GV: Gọi một HS đứng lên trả lời nội dung theo yêu cầu.

+ GV: Các bạn khác nhận xét.

+ GV: Vậy kết quả kiểm tra có thể là gì?

+ GV: Kẽ bảng kiểm tra điều kiện. Hướng dẫn HS kiểm tra điều kiện.

+ GV: Gợi mở đặt vấn đề về phần kiểm tra điều kiện tính đúng sai.

+ GV: Cho một số ví dụ về các điều kiện gặp trong lập trình?

+ GV: Yêu cầu HS phát biểu và nhận xét điều kiện ở ví dụ đưa ra.

+ GV: Khi kết quả kiểm tra là đúng hoặc sai thì điều kiện được xác định như thế nào?

+ GV: Ngoài những điều kiện gắn với đời thường như trên, trong tin học có thể gặp những dạng điều kiện khác nào?

+ GV: Yêu cầu HS đưa ra nhiều điều kiện khác để các bạn khác quan sát và nhận biết.

+ GV: Lấy các ví dụ minh họa cho HS tìm hiểu thêm trong bài học.

+ HS: Thực hiện nhận xét.

+ HS: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai.

+ HS: Kết quả có thể là đúng hoặc sai.

+ HS: Quan sát bảng điều kiện lắng nghe GV hướng dẫn.

+ HS: Suy nghĩ nghiên cứu về kiểm tra tính đúng sai.

+ HS: Nếu a = 0 and b <> 0 à phương trình vô nghiệm.

+ HS: Phát biểu theo những ví dụ mà HS đưa ra.

+ HS: Khi kết quả kiểm tra:

- Đúng → ĐK thỏa mãn.

- Sai → ĐK không thỏa mãn.

+ HS: Ví dụ:

- Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngưng.

- Nếu x > 5, (thì hãy) in giá trị của x ra màn hình.

+ HS: Tìm các nội dung theo yêu cầu của GV, các bạn khác chú ý lắng nghe và tìm hiểu.

+ HS: Chú ý lắng nghe các ví dụ của GV đưa ra.

2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện.

Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.

Hoạt động 3: (16’) Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh.

+ GV: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, ta sử dụng các kí hiệu toán nào?

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kí hiệu toán học trong Pascal.

+ GV: Các phép so sánh cho kết quả như thế nào?

+ GV: Để mô tả thuật toán biểu diễn các điều kiện ta dùng phép gì?

+ GV: Phép so sánh được biểu diễn như thế nào?

+ GV: Yêu cầu một số HS trả lời nội dung theo yêu cầu.

+ GV: Đưa ra ví dụ và giải thích.

+ GV: Yêu cầu HS lấy các ví dụ khác tương tự như ví dụ GV đã làm.

+ GV: Quan sát, sửa chữa các sai sót, các bạn khác nhận xét bổ xung.

+ HS: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, ta sử dụng các kí hiệu toán học.

+ HS: Các kí hiệu toán học trong Pascal =, <>, <=, <, >=, >.

+ HS: Các phép so sánh có kết quả là đúng hoặc sai.

+ HS: Sử dụng các phép so sánh để biểu diễn các điều kiện.

+ HS: Phép so sánh đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.

+ HS: Chú ý lắng nghe ví dụ.

+ HS: Lấy các ví dụ theo đúng yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện theo các yêu cầu của GV đưa ra.

3. Điều kiện và phép so sánh.

- Các phép so sánh dùng để mô tả thuật toán và lập trình, chúng sử dụng để biểu diễn các điều kiện.

- Phép so sánh cho kết quả

+ Đúng → Điều kiện thỏa mãn.

+ Sai → Điều kiện không thỏa mãn.

4. Củng cố

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học thuộc bài. Xem trước nội dung tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.....................................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm