Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tổng kết ngữ pháp

Admin
Admin 24 Tháng mười, 2017

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tổng kết ngữ pháp được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1- Kiến thức: Hệ thống kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác.

2 - Kĩ năng:

  • Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ
  • Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.

3- Thái độ: Yêu Tiếng Việt và sử dụng hiệu quả trong giao tiếp

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về danh từ, động từ, tính từ.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập

?Xác định DT, ĐT, TT trong những VD?

? Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới.

? Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào?

? Cho biết DT, ĐT, TT đứng sau những từ nào trong số những từ đã nêu?

I. Hệ thống hoá kiến thức về từ:

1. Hệ thống hóa về danh từ, động từ, tính từ.

Bài tập 1:

- DT: Lần, lặng, làng.

- ĐT: đọc, nghỉ ngơi, phục dịch, đập.

- TT: hay, đột ngột, phải, sung sướng.

Bài tập 2:

(c) hay (a) cái (lăng)

(b)đọc (b) phục dịch

(a) lần (a) làng

(b) nghĩ ngợi (b) đập

(c) đột ngột

(a) ông (giáo)

(c) phải

(c) sung sướng

+ Từ nào đứng sau (a) được sẽ là DT (hoặc loại từ).

+ Từ nào đứng sau (b) được sẽ là ĐT.

+ Từ nào đứng sau (c) được sẽ là TT.

Bài tập 3:

- DT có thể đứng sau: những, các, một.

- ĐT có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.

- TT có thể đứng sau: rất, hơi,quá.

Bài tập 4:

Từ các kết quả ở các bài tập trước, gv hướng dẫn học sinh điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu.

Bảng tổng kết khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:

ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

Kết hợp về phía trước

Từ loại

Kết hợp về phía sau

Chỉ sự vật (người vật, hiện tượng, khái niệm)

Số từ như: một, những, vài, cái ....

Danh từ

Chỉ từ: ấy, đó ....

Chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

Các từ chỉ sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ) và các từ chỉ thời gian (đã, vừa, mới).

Động từ

Từ "rồi"

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Phụ từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá.

Tính từ

Từ "lắm"

Bài 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

a, "Trò " là tính từ -> ở đây được dùng như động từ.

b, "Lí tưởng" là danh từ -> ở đây được dùng như tính từ.

c, "Băn khoăn" là tính từ -> ở đây được dùng như danh từ.

Giáo viên khái quát về hiện tượng chuyển loại của từ.

Hoạt động 2 : HDHS Hệ thống hoá các từ loại khác.

2. Hệ thống hoá các từ loại khác.

Học sinh đọc bài tập 1:

Giáo viên treo bảng phụ

- Học sinh điền kết quả vào bảng mẫu SGk.

Số từ

Đại từ

Lượng từ

Chỉ từ

Phó từ

Quan hệ từ

Trợ từ

T2 từ

Thán từ

Ba

Một

Năm

Tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ

Những

ấy, đâu

Đã, mớ, đang

Của, nhưng, như, ở

Chỉ, cả ngay

Hả

Trời ơi

Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.

- Học sinh trao đổi nhóm (2').

- Học sinh lên bảng điền, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên sửa cho điểm.

=> Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là à, ư, hử, hở, hả…

Chúng thuộc loại tình thái từ.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Căn cứ vào đâu đề tìm thành phần trung tâm của cụm từ?

*HD: Học bài; Chuẩn bị ý kiến bài trả bài Tập làm văn số 7


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!