Giáo án Ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ điển cố
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ điển cố để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Lẽ ghét thương
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Chiếu cầu hiền
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nâng cao kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng.
- Nâng cao kĩ năng cảm nhận và phân tích thành ngữ, điển cố, thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố khi cần thiết.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.
- Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và gía trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.
- Biết sử dụng thành ngữ và điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Sửa lôi dùng thành ngữ, điển cố.
3. Thái độ: Có thái độ đúng khi sử dụng thành ngữ, điển cố.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình và so sánh, kết hợp nêu vấn đề qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới.
Thành ngữ gắng với cụm từ cố định còn tục ngữ gắn với câu, thường được cấu tạo dài hơn và có logic nội tại. Cả thành ngữ và điển cố đều là cụm từ cố định nhưng cấu tọ của điển cố không cấu tạo chặt chẽ như thành ngữ. Nhìn chung thành ngữ và điển cố đều có sức biểu cảm và khái quát. Ngoài ra điển cố còn giúpta hiểu biết về xã hội, về lịch sử văn học . Vậy cụ thể thé nào, ta tìm hiểu bài học.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Hoạt động 1. GV định hướng cho HS tìm nghĩa của các thành ngữ và điển cố. Bài tập 1. Một duyên hai nợ Năm nắng mười mưa Bài tập 2. Gv đọc yêu cầu của đề bài hs suy nghĩ làm bài. Đầu trâu mặt ngựa Cá chậu chim lồng Đội trời đạp đất. Bài tập 3. Giường kia. Đàn kia Bài tập 4. Ba thu Chín chữ liễu Chương Đài Mắt xanh. * Hoạt động 2. Thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày giấy trong. Nhóm 1. Bài tập 5. Nhóm 2. Bài tập 6. Nhóm 3. Bài tập 7 -> GV chuẩn xác, nhận xét và cho điểm |
Bài tập 1. - Ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng và con. - Vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu, mưa nắng. -> Khắc họa hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang tháo vát trong công việc gia đình. Cách biểu đạt ngắn gọn nhưng nội dung thể hiện lại đầy đủ, sinh động. Đặc điểm: ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể sinh động khái quát nên nội dung và có tính biểu cảm Bài tập 2. - Tính chất hung bạo, thú vật, phi nhân tính của bọn quan lại khi đến nhà Kiều để vu oan. - Cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do. - Lối sống và hành động nganh tàng, tự do, không chịu bó buộc không chịu khuất phục trước thế lực nào - khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải. => các thành ngữ trên đều sử dụng hình ảnh cụ thể, sinh động có tính biểu cảm cao. Bài tập 3: - Gợi lại chuyện Trần Phồn đời hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường.... - Gợi lại chuyện Chung Tử Kì khi nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. -> Cả hai điển cố đều gợi tình bạn thủy chung, thắm thiết, keo sơn. * Đặc điểm của điển cố: - Có hình thức ngắn gon: 1 từ, cum từ. - Nội dung ý nghĩa hàm súc - Dùng để nói về một điều tương tự. Bài tập 4 : - Ba năm: Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy nhau có cảm giác lâu như ba năm. - Công lao của cha mẹ đối với con cái là: Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.-> Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình mà mình chưa hề đáp lại được. - Gợi chuyện người xưa đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu: "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi". -> Kiều tưởng tượng đến cảnh Kim Trọng trở về thì nàng đã thuộc về người khác. - Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của mắt) -> Từ Hải biết Kiều ở lầu xanh phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề ưa ai, bằng lòng với ai -> Câu nói thể hiện lòng quí trọng và đề cao phẩm giá của Thúy Kiều. => Muốn hiểu nội dung ý nghĩa của điển cố, suy ra tính hàm súc thâm thúy. - Bài tập 5 : Nhóm 1. a. Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ cậy quen biết mà lên mặt bắt nạt dọa dẫm người mới. Có thể thay bằng : bắt nạt người mới b. cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa không đi sâu đi sát không tìm hiểu táu đáo không kĩ lưỡng như người đi ngựa (đi nhanh) không thể ngắm kĩ vẻ đẹp của hoa. Có thể thay bằng từ: qua loa => Dùng từ thông thường và thành ngữ có thể biểu đạt như nhau nhưng thành ngữ có giá trị tạo hình gợi cảm hơn. Bài tập 6: Nhóm 2. - Nói với nó như nước đổ đầu vịt chẳng ăn thua gì. - Nó nghèo nhưng quen thói con nhà lính, tính nhà quan. - Bài tập 7: Nhóm 3 |
4. Củng cố: Hệ thống hóa kiến thức.
5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài mới theo phân phối chương trình