Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Ngữ cảnh
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Hạnh phúc một tang gia
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Bước đầu biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong bài văn nghị luận
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích vai trò của sự kết hợp thao tác phân tích và thao tác so sánh.
- Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập văn bản, bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện để vận dụng tốt hai thao tác lập luận trên.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
B. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Trong một bài văn không thể sử dụng duy nhất một thao tác lập luận và một bài văn hay bao giờ cũng sử dụng thành thạo nhiều thao tác khác nhau. Vậy sử dụng nhiều thao tác trong một bài văn có tác dụng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS. |
Yêu cầu cần đạt. |
* Hoạt động 1. GV cho HS ôn tập lại phần lí thuyết. * Hoạt động 2: HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm. - Nhóm 1. Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? minh họa? - Nhóm 2: Mục đích, tác dụng kết hợp các thao tác lập luận đó? - Nhóm 3: Rút ra kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn? Bài tập 2: HS vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn) mà mình yêu thích. * Hoạt động 3. GV hướng dẫn HS bài tập ở nhà. - Có thể đọc các đoạn văn tham khảo trong SGK, sách hướng dẫn học bài ngữ văn 11. |
I. Ôn tập lí thuyết: - thế nào là thao tác lập luận phân tích? - Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích? - Thế nào là thao tác lập luận so sánh? - Cách thực hiện một thao tác lập luận so sánh ? II. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1. - Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận: + Phân tích: Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Tự kiêu tự đại là thoái bộ. + So sánh: Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình.… sông to bể rộng… người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén cái đĩa cạn. - Mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích: + Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người. + Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định. - Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn): là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả. -> Một bài văn (đoạn văn) thường có một thao tác chủ đạo, thao tác còn lại có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó. Bài tập 2. - Định hướng trả lời theo câu hỏi SGK. 2. Hướng dẫn về nhà. a/ HS dựa vào phân thân bài đã xây dựng lựa chọn viết một luận điểm trong đó sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh. c/ Sưu tầm những đoạn văn hay ở đó tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp phân tích và so sánh |
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học.
- Hoàn thiện phần bài tập về nhà.
- Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia theo câu hỏi SGK