Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 44

Admin
Admin 30 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 44: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.

2. Kĩ năng: Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ.

3. Thái độ: yêu thích môn học

4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.

II. Đồ dùng.

Giáo viên: Máy chiếu TN ảo /sgk.

III. Phương pháp. Thực hành, vấn đáp, hoạt động nhóm, mô hình.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ?

+ Nêu đường truyền đặc biệt của 3 tia sáng qua thấu kính hội tụ?

- HS ở dưới lớp theo dõi và nhận xét.

3. Bài mới.

*. Khởi động.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- Quan sát hình ảnh của dòng chữ qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi:

+ Dịch chuyển thấu kính ra xa, hình ảnh dòng chữ thay đổi như thế nào?

+ Vậy, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đặc điểm như thế nào? Cách dựng ảnh đó như thế nào?

- Đặt câu hỏi.

- Gọi 1 HS lên bảng trả lời.

- Đánh giá, cho điểm.

- Cho HS quan sát dòng chữ qua thấu kính hội tụ và đặt câu hỏi.

*. Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đối với ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

B1:

- Tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.

- Thảo luận nhóm về các bước tiến hành thí nghiệm.

- Quan sát thí nghiệm, thảo theo nhóm để trả lời:

+ Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự:

C1: Ảnh thật ngược chiều với vật.

C2: Có. Ảnh thật ngược chiều với vật.

+ Đặt vật trong khoảng tiêu cự:

C3: Đặt vật trong khoảng tiêu cự, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, cùng phía, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo không hứng được trên màn.

- Thảo luận kết quả và ghi nhận xét vào bảng.

- Nêu các đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

- Đọc SGK để tìm hiểu thông tin về ảnh của một điểm sáng ở vô cùng và ảnh của một vật đặt vuông góc với trục

- Hướng dẫn HS quan sát và chiếu kết quả thí nghiệm hình 43.2 (SGK-T116)

- Lưu ý: Trường hợp đặt vật ở rất xa thấu kính hướng thấu kính về phía cửa sổ lớp học.

- Gợi ý câu C3:

+ Làm thế nào để quan sát được ảnh của một vật trong trường hợp này?

+ ảnh này có thu được trên màn ảnh không?

- Chốt lại các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ.

- Yêu cầu HS đọc SGK.

Chốt kiến thức:

- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt ở rất xa TH thì ho ảnh thật có vị trí cách TK 1 khoảng bằng tiêu cự.

- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiếu với vật.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!