Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 14
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 14: Định luật Jun - Len xơ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun- Len xơ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật Jun – Len xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Biết thu thập, xử lý thông tin dựa trên kết quả thí nghiệm đã có.
3. Năng lực
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
- K3: Sử dụng được các kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
3. Thái độ: Cẩn thận, hợp tác tốt trong nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Điện năng có thể chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào?
3. Bài mới
Trợ giúp của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng biến đổi thành nhiệt năng |
|
Yêu cầu HS đọc và thực hiện trả lời các câu hỏi a, b của mục 1: Kể tên + 3 dụng cụ biến đổi điện năng thành nhiệt năng và một phần năng lượng ánh sáng + Biến đổi thành nhiệt năng và cơ năng Trong các dụng cụ trên có dụng cụ nào mà khi dòng điện qua đã biến đổi điện năng hoàn toàn thành nhiệt năng không? ? Hãy so sánh của sợi đốt với của dây dẫn bằng đồng GV:chốt lại đ2 chính của sợi đốt trong các dụng cụ này có rất lớn |
I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng 1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng HS đọc và thảo luận trong bàn chỉ ra được ba ví dụ mỗi loại: + bóng đèn dây tóc, đèn LED, đèn bút thử điện. + quạt điện, máy bơm nước, máy khoan 2. Toàn bộ điện năng thành nhiệt năng + ấm điện, bàn là điện, nồi cơm điện HS đọc tìm hiểu đặc điểm của dây đốt trong các dụng cụ biến đổi điện năng hoàn toàn thành nhiệt năng HS trao đổi nhóm đề chỉ ra |
Hoạt động 2: Xây dựng hệ thức định luật Jun – Len xơ. |
|
Trong trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra trên R khi có I chạy qua trong thời gian t được tính theo công thức nào ? GV treo bảng phụ H16.1 người ta sử dụng dụng cụ gì trong TN này ? Vai trò mỗi dụng cụ? ? Khi dòng điện qua dây đốt điện năng chuyển hoá thành dạng nào ? điện năng tính thế nào? năng lượng nhận được đã được dùng làm gì ? ? Yêu cầu HS đọc TN và kết quả TN kiểm chứng. Hoạt động nhóm C1, C2, C3. Gv giúp các nhóm So sánh và nhận xét giữa hai công thức dược xác định bằng hai cách? Có kết luận gì ? GV thông báo nội dung, hệ thức định luật Jun – Len xơ. Gọi một vài HS phát biểu lại? ? Nêu tên đơn vị của mỗi ĐL trong công thức - Thông báo ý nghĩa của định luật: Thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn với cường độ dòng điên, điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. GV chốt CT: Q = I2. R. t Đối với các thiết bị đốt nóng như: bàn là, bếp điện, lò sưởi việc toả nhiệt là có ích. Nhưng 1 số thiết bị khác như: Động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc toả nhiệt là vô ích. ? Nêu biện pháp để tiết kiệm điện năng cần phải làm gì? |
II. Định luật Jun – Len xơ 1. Hệ thức của định luật HS suy nghĩ và nhớ lai nội dung của định luật bảo toàn năng lượng: Q = A mà A = U.I.t nhưng U = I.R 2. Sử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra. HS: Thảo luận trong bàn về dụng cụ và vai trò dụng cụ trong TN Chuyển hoá thành nhiệt năng A = U. I. t nhưng U = I . R nên - HS đọc nội dung phần 2 - Các nhóm tiến hành hoạt dộng nhóm tìm kết quả câu C1, C2, C3 C1. = (2,4)2. 5. 300 = 8640 J C2. Nhiệt lượng nước nhận được là: Nhiệt lượng bình nhôm nhận được là: Nhiệt lượng nước và bình nhôm nhận được là: Q = Q1 +Q2 = 7980 + 652,08 = 8632, 08 J C4. Nếu bỏ qua nhiệt lượng truyền qua môi trường xung quanh thì Q Vậy: Q = I2 . R .t 3. Nội dung định luật (SGK/45) * Công thức định luật Jun – Len xơ.. Q = I2. R. t Trong đó: I là cường độ dòng điện (A) R là điện trở (W) t là thời gian (s) Q là nhiệt lượng (J)
*Lưu ý: Nếu đo Q bằng đơn vị calo thì Q= 0,24 I2Rt (cal)
|