Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 42
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 42: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả được thí nghiệm quan sáng đương truyền của tia sáng từ không khí sang nước và ngược lại.
- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng
2. Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng truyền của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.
3. Thái độ: yêu thích môn học
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng.
Giáo viên: Máy chiếu TN ảo /sgk.
-Nội dung phiếu học tập:
Câu 1: Tìm từ điền vào chỗ trống. a) Hiện tượng tia sáng bị gẫy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là ....................................................................................................................... b) Hiện tượng khúc xạ của một tia sáng là ............................................................. Câu 2: Một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí: A. Có góc khúc xạ lớn hơn góc tới. C. Có góc khúc xạ r bằng góc tới. B. Có góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. D. Cả ba A, B, C đều không xảy ra. Câu 3: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. B. Tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới. C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường. D. Tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới. |
III. Phương pháp. Thực nghiệm, mô hình, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định..
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
*. Khởi động.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Quan sát thí nghiệm hình 40.1 (SGK-T108) và trả lời câu hỏi: (?) Khi ta đổ nước vào bình, đặt mắt nhìn dọc theo chiếc đũa thì có nhìn thấy đầu dưới của chiếc đũa không? Vì sao? - Dự đoán, trả lời câu hỏi: (?) Tại sao mắt có thể nhìn thấy đầu dưới chiếc đũa? |
-Chiếu thí nghiệm tượng tự hình 40.1 cho HS quan sát và rút ra nhận xét.
- Đặt câu hỏi tình huống. (?) Hiện tượng này gọi là gì? |
* . Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Quan sát hình 40.2 (SGK-T109) để rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng: + Từ S đến I. + Từ I đến K. + Từ S đến I đến K.
- Trả lời câu hỏi: (?) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
- Rút ra kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. * Kết luận: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước (tức là truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác) thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường - Đọc mục I.3 (SGK-T103) để nắm các khái niệm liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Quan sát GV làm thí nghiệm hình 40.2. - Thảo luận, trả lời câu C1, C2.
*GV chốt kiến thức: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. - Thực hiện câu C3. |
- Yêu cầu HS thực hiện phần I.1 (SGK-T108) - Gợi ý: (?) Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng không? (?) ánh sáng truyền trong không khí và trong nước đã tuân theo định luật nào? - Yêu cầu HS đọc mục I.3 - Chỉ rõ cho HS từng khái niệm -Hướng dẫn vẽ hình:
-Chiếu thí nghiệm hình 40.2. - Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2. - Cho HS rút ra kết luận. - Hướng dẫn HS làm câu C3. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- Dự đoán trả lời câu hỏi: (?) Kết luận trên có còn đúng không khi tia sáng truyền từ nước sang không khí? (?) Ta cần chuẩn bị dụng cụ gì và tiến hành thí nghiệm như thế nào? -Quan sát kết quả thí nghiệm - Thảo luận, trả lời câu hỏi: - Trả lời câu C5, C6. *Rút ra kết luận: Khi tia sáng truyền từ nước sng không khí thì: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. |
- Yêu cầu HS trả lời câu C4. -GV chiếu hình vẽ kết quả thí nghiệm (?) Mắt nhìn thấy đinh ghim A khi nào? (?) Mắt chỉ nhìn thấy đinh ghim B mà không nhìn thấy đinh ghim A chứng tỏ điều gì? (?) Giữ nguyên vị trí đặt mắt nếu bỏ đinh ghim B, C đi thì có nhìn thấy đinh ghim A không? Vì sao? - Yêu cầu HS trả lời câu C5, C6. - Cho HS rút ra kết luận. (?) Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? Góc khúc xạ thế nào so với góc tới? |