Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 21
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 21: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm của Ơ-x tét để phát hiện dòng điện có từ trường.
- Biết từ trường tồn tại ở đâu, cách nhận biết từ trường.
2. Kỹ năng:
- Biết tiến hành thí nghiệm, biết bố trí thí nghiệm nhận biết sự tồn tại của từ trường.
- Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi quan sát.
II. Chuẩn bị:
1, Chuẩn bị của giáo viên:
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Bộ thí nghiệm Ơ- x tét
- 1 nguồn điện 3V, 1 am pe kế, 8 đoạn dây nối; 1 biến trở con chạy
- 1 nam châm thẳng; 1 kim nam châm đặt trên một trục thẳng đứng.
- 1 công tắc, 1 la bàn.
2. Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ, đọc trước bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Từ tính của nam châm được thể hiện như thế nào? Nếu 1 thanh nam châm bị mất kí hiệu thì làm thế nào để nhận biết được các cực của nam châm đó?
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện. K3, K4, P7, P8 |
|
GV: Nêu MĐ TN. Y/c quan sát H22.1 và tự đọc thông tin phần 1 thí nghiệm ? Nêu dụng cụ tiến hành thí nghiệm ? Cách tiến hành thí nghiệm
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm sau đó trả lời C1 - Quan sát, hỗ trợ nhóm yếu.
? Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi cód.đ chạy qua dây dẫn AB? ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? GV thông báo: Lực mà dòng điện tác dụng lên kim nam châm gọi là lực từ. - Cho HS rút ra kết luận như SGK. GV chôt: Kết luận. |
I. Lực từ 1. Thí nghiệm - Cá nhân HS đọc SGK HS: nêu dụng cụ thí nghiệm Bố trí TN: Như H22.1 đặt dây dẫn // với trục của kim NC * Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm. Quan sát kim nam châm khi: +) Chưa đóng mạch điện: Kim NC // với dây +) Đóng mạch điện: kim NC lệnh khỏi vị trí ban đầu: +) Ngắt mạch điện: kim NC trở về vị trí cũ (// với dây dẫn) * Nhận xét: Khi dây dãn có dòng điện, kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu. Chứng tỏ dòng điện đã tác dụng 1 lực lên kim nam châm. Đó là lực từ. - Rút ra kết luận như SGK. 2. Kết luận (SGK/61) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ trường |
|
GV: Trong TN trên NC được bố trí nằm dưới và // với dây dẫn thì chịu TD của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ TD lên kim NC hay không? Làm thế nào trả lời câu hỏi đó. Quan sát H22.16 và tự đọc thông tin TN ? Nêu mục đích thí nghiệm ? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm để trả lời câu hỏi C2; C3 +) 1 nửa lớp tiến hành thí nghiệm với dây dẫn có dòng điện. +) 1 nửa lớp tiến hành thí nghiệm với thanh nam châm. GV: thống nhất câu trả lời của HS ? Thí nghiệm chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có đặc điểm gì. ? Từ trường là gì? GV nhấn mạnh: Từ trường tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
? Từ trường tồn tại ở đâu |
II. Từ trường 1. Thí nghiệm HS : Nêu phương án TN
HS: tự đọc thông tin nêu mục đích bố trí và tiến hành thí nghiệm
HS: tiến hành thí nghiệm trả lời C2; C3 C2. Kim NC lệch khỏi hướng Nam – Bắc C3. Kim NC luôn chỉ một hướng XĐ
HS: chứng tỏ không gian xung quanh NC và xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. - Cá nhân HS đọc thông tin SGK. 2. Kết luận: Không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. - Từ trường tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. HS: từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện. |