Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc theo CV 5512

Admin
Admin 16 Tháng mười một, 2021

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Vật lý 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.

- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều.

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

- Vận dụng được công thức tính tốc độ .

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để chuẩn bị bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức: Biết được ‎ nghĩa của vận tốc, công thức và đơn vị của vận tốc, nhận biết chuyển động đều và chuyển động không đều trong thực tế.

- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào độ lớn của vận tốc trong từng thời điểm để xác định được vật chuyển động đều hay không đều.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được công thức tính vận tốc để giải các bài tập, đổi được đơn vị vận tốc, tính được vận tốc trung bình trong chuyển động không đều.

3. Phẩm chất:

- Trung thực trong việc chuẩn bị bảng kết quả chạy 100m trong tiết thể dục, kết quả tính toán.

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Thí nghiệm ảo cho thí nghiệm hình 3.1

- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục

2. Học sinh: Bảng kết quả chạy 100m trong giờ thể dục theo mẫu

Bảng 2.1

STT

Họ tên HS

Thời gian chạy 100m

Quãng đường chạy trong 1 giây

Xếp hạng

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

b) Nội dung:Tình huống

- Có 2 An, Bình ở gần nhà nhau, cùng đi xe đạp đến trường. Bạn Bình thường đến trường sớm hơn bạn An

- Vậy bạn nào đi nhanh hơn?

- Làm sao các em biết bạn …. đi nhanh hơn?

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên (Bình đi nhanh hơn). Hình thành tình huống mới biết quãng đường đi được mà không biết thời gian để đi hết quãng đường đó thì có so sánh được vận tốc không?

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

- Vậy bạn nào đi nhanh hơn?

- Làm sao các em biết bạn …. đi nhanh hơn?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Trả lời yêu cầu.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

- Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời.

*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

- GV: Mới biết quãng đường đi được mà không biết thời gian để đi hết quãng đường đó thì có so sánh được vận tốc không?

=> Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- Biết được ý nghĩa của tốc độ.

- Biết tính toán quãng đường chạy trong một đơn vị thời gian.

- Biết được công thức và đơn vị tính của vận tốc.

- Biết về dụng cụ đo vận tốc.

- Biết được khái niệm chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động đều.

- Biết được công thức tính vận tốc trung bình.

b) Nội dung:

- Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính tốc độ là , trong đó, v là tốc độ của vật, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp thường dùng của tốc độ là m/s và km/h.

- Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Công thức tính vận tốc trung bình:

c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành

- HS hoàn thành bảng kết quả hoạt động nhóm

- Nhận biết được độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính vận tốc, công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

- Nhận biết được chuyển động đều, chuyển động không đều.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vận tốc

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành bảng 2.1 đã chuẩn bị

- Tính quãng đường đi được của mỗi người trong 1 giây.

- Xếp hạng chạy nhanh cho từng ban.

- Tìm hiểu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

+ Đại lượng được tính bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian là gì?

+ Bạn chạy nhanh nhất thì có vận tốc như thế nào so với các bạn còn lại?

+ Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?

*Thực hiện nhiệm vụ 1

- Học sinh:

+ Hoàn thành bảng 1 theo yêu cầu

+ Đại diện nhóm trình bày các câu trả lời trước lớp.

- Giáo viên:

+ Ổn định vị trí cho từng nhóm

+ Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm, cặp đôi..

+ Theo dõi quá trình hoạt động của các nhóm

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

I. Vận tốc là gì ?

- Ðộ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

- Ðộ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc

GV giới thiệu s, v, t

*Chuyển giao nhiệm vụ 1

(?) Viết công thức tính vận tốc và giải thích các đại lượng có trong công thức?

- Lưu ý các kí hiệu viết chữ thường

(?) Từ công thức vận tốc suy ra các công thức tính s, t?

*Thực hiện nhiệm vụ 1

Công thức

- GV thông báo: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian

- GV thông báo: m/s, km/h là 2 đơn vị hợp pháp của vận tốc

- Hướng dẫn HS đổi đơn vị

VD: 36

- GV giới thiệu tốc kế: Thực tế người ta đo độ lớn của vận tốc bằng dụng cụ gọi là tốc kế hay đồng hồ vận tốc.

*Chuyển giao nhiệm vụ 2

- Yêu cầu HS trả lời C4

- Y/C HS đổi 1km/h= ?m/s

*Thực hiện nhiệm vụ 2:

- Học sinh hoàn thành bảng 2.2

- Đổi được đơn vị đo

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C4, đổi được đơn vị.

HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C4 và hoàn thành Kết luận.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II/ Công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc

- Công thức v= s/t

Trong đó

v là vận tốc,

s là quãng đường đi được,

t là thời gian đi hết quãng đường đó

- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian.

- m/s, km/h là 2 đơn vị hợp pháp của vận tốc

- 36

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu chuyển động đều, chuyển động không đều

*Chuyển giao nhiệm vụ 1

- Yêu cầu HS đọc tài liệu trả lời câu hỏi

(?) Chuyển động đều là gì?

(?) Chuyển động không đều là gì?

(?) Để biết một chuyển động là đều hay không đều căn cứ yếu tố nào?

*Thực hiện nhiệm vụ 1

Cá nhân HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 1

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

*Chuyển giao nhiệm vụ 2

Cho học sinh quan sát thí nghiệm ảo như hình 3.1 và bảng kết quả 3.1.

Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2

*Thực hiện nhiệm vụ 2

- HS theo dõi thí nghiệm

- HS quan sát bảng 3.1

- HS tính vận tốc trên mỗi quãng đường

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C2, C3.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

III. Chuyển động đều, chuyển động không đều

1. Định nghĩa

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian,

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

 

 

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều

- Trên đoạn nhỏ AB, BC, CD chuyển động là đều hay không đều?

- GV thông báo: Vận tốc chúng ta tính trên các quãng đường AB, BC, CD chính là vận tốc trung bình.

(?) Tính vận tốc trung bình theo công thức nào?

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành câu C3

*Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận cặp đôi hoàn thành C3

- Đại diện báo cáo kết quả

- Thảo luận chung cả lớp

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

- Công thức: Vtb = s/t

Trong đó

Vtb là vận tốc trung bình

s là tổng quãng đường đi được,

t là tổng thời gian đi hết quãng đường đó

Hoạt động 3. Luyện tập

a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.

b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục

c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm

*Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.

Phụ lục (BT trắc nghiệm)

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

Câu 5:

Câu 6:

Câu 7:

Câu 8:

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập

c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C6 (sgk trang 10), C5 (sgk trang 13)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS vận dụng công thức tính vận tốc và vận tốc trung bình để hoàn thành bài tập 1, 2.

Bài 1. Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ôtô chạy từ Hà Nội tới Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc nào?

Bài 2. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.

3. Một đoàn tàu chuyển động trong 5h với vận tốc trung bình 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu bài 1, 2, 3

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện một số học sinh lên bảng trình bày

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.

III. VẬN DỤNG

Bài 1.

 

 

 

 

 

Bài 2.

Tóm tắt

s1=120m

s2=60m

t1=30s

t2=24 s

---------

vtb1=?

vtb2=?

vtb =?

Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là:

v1 = s1 / t1 = 120m / 30s = 4 (m/s)

Vận tốc của xe trên đoạn đường ngang:

v2 = s2 / t2 = 60m / 24s = 2,5 (m/s)

Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường:

vtb = s / t = (120 + 60) / (30 + 24) = 3,3 (m/s)

Giáo án môn Vật lý 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Từ vd so sánh quãng đường di được trong 1s của chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động
  • Nắm vững công thức tính vận tốc v = S/t và ý nghĩa của vận tốc, đơn vị của vận tốc

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian của chuyển động

3. Thái độ: Nghiêm túc trung thực, chính xác....

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA
  • HS: SGK, Vở ghi, đồng hồ bấm giây, hình ảnh tốc kế

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Chuyển động cơ học là gì? Lấy ví dụ minh họa.

Nêu các dạng chuyển động thường gặp.

ĐÁP ÁN

Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

Ví dụ: Đoàn tàu rời ga,…

Các dạng chuyển động thường gặp là: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

3. Tổ chức tình huống

Bài trước chúng ta đã biết làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để biết vật nào chạy nhanh hơn, vật nào chạy chậm hơn.

Hoạt động của GV, HS

Nội dung dạy và học

HĐ 1: Tìm hiểu vận tốc là gì?

 

- GV: Treo bảng 2.1 SGK cho HS quan sát. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh ai chạy chậm? Xếp hạng theo thứ tự nhanh đến chậm?

- HS: Thảo luận và trả lời

- GV: Chốt lại yêu cầu HS trả lời C2

- HS: Trả lời cá nhân

- GV: Thống nhất đáp án, đưa ra khái niệm về vận tốc.

- HS: Nghe và ghi vở, hoàn thành C3

 

I. Vận tốc là gì?

C1: Cùng một quãng đường nếu bạn nào đi hết ít thời gian hơn thì sẽ đi nhanh hơn. Bạn đi nhanh nhất: 1. Hùng, 2. Bình, 3. An, 4. Việt, 5. Cao

C2: Quãng đường đi được trong 1s của: An: 6m/s, Bình 6,3m/s, Cao 5,5m/s, Hùng 6,7m/s, Việt 5,7 m/s

* Vận tốc là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

C3: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xđ bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

HĐ 2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc

- GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK cho biết công thức tính vận tốc?

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Chốt lại và yêu cầu HS ghi vở

II. Công thức tính vận tốc:

v = S/t S: Quãng đường vật đi được

t: Thời gian đi hết quãng đường

v: Vận tốc của vật

HĐ 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc

 

- GV: Thông báo cho HS đơn vị của vận tốc phụ thuộc đơn vị của chiều dài quãng đường và thời gian. Yêu cầu HS trả lời C4

- HS: HĐ cá nhân

- GV: hướng dẫn HS cách đổi đơn vị từ m/s sang km/h và ngược lại

- HS: Hoàn thành C5

- GV: Thống nhất đáp án

III. Đơn vị vận tốc

* Đơn vị hợp pháp m/s, km/h

* 1m/s = 3,6 km/h, 1km/h = 0.28 m/s

* Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế

C5: Vận tốc của ô tô là 36km/h nghĩa là: Trong 1 giờ ô tô đi được qđ là 36 km

Vận tốc của xe đạp là 10,8 km/h nghĩa là trong 1 giờ xe đạp đi được qđ là 10,8 km

Vận tốc của tàu hỏa 10m/s có nghĩa là trong 1s tàu đi được 10m

vtàu = 10m/s = 10. 3,6= 36 km/h

Ta có vtàu= vô tô> vxe đạp Xe đạp đi chậm nhất, ô tô , tàu hỏa nhanh như nhau

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!