Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 28

Admin
Admin 23 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 28: Dẫn nhiệt bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Tìm được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt
  • So sánh tính dẫn nhiệt của chất
  • Dùng hiểu biết về chuyển động của các phân tử, nguyên tử của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thí nghiệm mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.

3. Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA,
  • HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ TN h22.1- 22.4

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Lấy vd trong thực tế

3. Tổ chức tình huống

- GV: YC HS dọc đoạn hội thoại SGK và đặt vấn đề vào bài học

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt

-GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết dụng cụ và cách tiến hành TN

- HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Chót lại và lưu ý HS làm cẩn thận không bỏng. Yêu cầu HS làm TN theo nhóm và trả lời C1- C3

- HS: HĐ nhóm thảo luận và trả lời

- GV: Chốt lại đáp án và đưa ra khái niệm về sự dẫn nhiệt

- HS: Hoàn thiện vào vở

I. Dẫn nhiệt

1. TN Hình 22.1

2. Trả lời câu hỏi

- C1: Các đinh rơi xuống-> Nhiệt truyền đế sáp -> Sáp nóng chảy ra

- C2: Theo thứ tự a, b, c, d, e

- C3: C tỏa nhiệt được truyền dần từ đầu A vào đầu B của thanh đồng.

* Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức truyền nhiệt

HĐ2: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất

- GV: Yêu cầu HS đọc TN 1 SGK nêu dụng cụ và cách tiến hành TN?

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn

- GV: Chôt lại , Yêu cầu HS làm TN và trả lời C4, C5

- HS: HĐ nhóm, thảo luận đưa ra đáp án

- GV: KL và làm TN 2

- HS: Quan sát TN và trả lời C6

- GV: Đưa ra đáp án và làm TN 3

- HS: QS và trả lời C7

- GV: Nhận xét về sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Kết luận

- HS: Ghi vở

II. Tính dẫn nhiệt của các chất

1. TN1

- C4: Không. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh

- C5: Trong ba chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn điện tốt nhất.

2. TN2

- C6: Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém

- Chất lỏng dẫn nhiệt kém

3. TN3

- C7: Không, Chất khí dẫn nhiệt kém

- Chất khí dẫn nhiệt kém

HĐ 3: Vận dụng

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C8- C12 SGK

- HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn

- GV: KL lại

- HS: Ghi vào vở

III. Vận dụng

- C8: hs tìm các ví dụ

- C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém

- C10: Vì không khí ở giữa hai lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém

- C11: Mùa đông .Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim

- C12: Vì KL dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể khi sờ vào kim loại nhiệt từ cơ thể truyền ra bên ngoài lên ta cảm thấy lạnh. Vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể khi sờ vào nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể làm ta cảm thấy nóng hơn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!