Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 23
Giáo án môn Vật lý 8
Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 23: Ôn tập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức của chương cơ học.
- Vận dụng kiến thức để giải bài tập về cơ học
- Giải thích được một số hiện tượng có trong tự nhiên dựa vào kiến thức của chương 1
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, phân tích hiện tượng
3. Thái độ: Trung thực, tự giác, có ý thức học hỏi
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, GA,
- HS: SGK, SBT, vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
-Cơ năng là gì có những loại cơ năng nào? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đơn vị đo của CN?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS |
Nội dung ghi bài |
HĐ 1: Ôn tập -GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK phần ôn tập. - HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn Thống nhất đáp án - GV: Hướng dẫn và đưa ra đáp án đúng. Yêu cầu HS dựa vào các câu trả lời vẽ sơ đồ tư duy về chương cơ học - HS: HĐ cá nhân và ghi vào vở |
A. Ôn tập 1. Chuyển động cơ học: - CĐ cơ học: Là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian - Giữa CĐ và đứng yên có tính tương đối, CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào vật mốc 2. Vận tốc: - Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tốc độ nhanh chậm của CĐ - KH: v - CT: v = S/ t - ĐV: m/s, km/ h 3. Chuyển động đều, chuyển động không đều - CĐ đều là CĐ có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian - CĐ không đều là CĐ có vận tốc thay đổi theo thì gian. - Vận tốc TB trong CĐ không đều: v = S/ t 4. Biểu diễn lực - Muốn biểu một véc tơ lực cần: + Gốc: là điểm đặt của vec tơ lực + Phương, chiều của vec tơ lực là phương chiều của lực + Độ lớn biểu diễn theo tỷ lệ xích 5. Hai lực cân bằng: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng điểm đặt, cùng độ lớn. - Hai lực cân bằng cùng tác dụng vào một vật thì: + Nếu vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên + Nếu vật đang CĐ thì tiếp tục chuyển động thẳng đều 6. Lực ma sát: + Lực ma sát xuất hiện khi có một vật trượt trên bề mặt của vật khác + Có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. 7. Quán tính: - Quán tính là hiện tượng không thể dừng ngay vận tốc một cách đột ngột được. 8. Áp lực: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với diện tích bị ép 9. Áp suất: - Áp suất là áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép - KH: p - Công thức: p = F/ s - ĐV: N/ m2 10. Lực đẩy Ácsimet - Một vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng lên một lực đẩy có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên. Gọi là lực đẩy Acsimet. - KH: FA - CT: FA = d. V 11. Điều kiện vật nổi vật chìm: - Vật nổi: FA < P - Vật chìm: FA > P - Vật lơ lửng: FA = P 12. Công cơ học: - Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động. - KH: A - CT: A = F. s - ĐV: Jun (J) 13. Định luật về công: - Không một máy cơ đơn giản nào được lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại 14. Công suất: - Công suất cho ta biết ai khỏe hơn ai, cho ta biết được ai thực hiện công nhanh hơn. - KH: P - CT: P = A / t - ĐV: W, KW, MW |