Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 29

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 05 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Vậy lý 6

Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 29: Sự sôi bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mô tả được hiện tượng sôi, nêu được các đặc điểm của sự sôi.

2. Kỹ năng: Biết cách bố trí thí nghiệm dựa theo hình vẽ như trong SGK. Biết cách theo dõi thí nghiệm và ghi kết quả theo dõi vào bảng.

3. Thái độ: Có thái độ thận trọng trong việc tiến hành thí nghiệm để tránh đổ vỡ, gây nguy hiểm khi tiến hành thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

Mỗi nhóm: Một giá đỡ, một bình cầu đáy bằng, một kẹp vạn năng, đèn cồn, một nhiệt kế thủy ngân. một đồng hồ.

Cả lớp: chép sẵn bảng 28.1 trong SGK vào vở học, một tờ giấy HS và bút chì, thước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định: (1 phút)

2. Kiểm tra: (5 phút)

  • Nêu khái niệm về sự bay hơi và sự ngưng tụ.
  • Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- GV: Yêu cầu HS đọc mẩu đối thoại trong phần thông tin đầu bài trong SGK và yêu cầu HS nêu dự đoán của mình.

- GV: Gọi 1 hoặc 2 hoặc sinh nêu dự dự đoán của mình.

- GV: Đặt vấn đề: Để kiểm tra dự đoán: Để k.định xem ai đúng, ai sai thì ta phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra trong bài học hôm nay.

- HS: Đọc mẩu đối thoại và cá nhân đưa ra dự đoán của mình.

- GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm cho HS quan sát được bố trí như hình 28.1.

- GV: Hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm như hình 28.1 trong SGK.

- GV: Yêu cầu các nhóm phân công nhóm trưởng, người theo dõi đèn cồn, người theo dõi thời gian, ngưòi theo dõi nhiệt độ, người theo dõi hiện tượng xảy ra đối vơí nước trong cốc, người ghi kết quả theo dõi vào bảng 28.1.

- GV: H.dẫn HS cần quan sát bảy hiện tượng cần phát hiện trong quá trình theo dõi việc đun nước.

- GV: H.dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát, và cách ghi kết quả quan sát vào bảng 28.1.

- GV: Hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm.

- GV: H.dẫn HS tắt đèn cồn, tháo nhiệt kế sau khi đã tiến hành xong thí nghiệm.

I. THÍ NGHIỆM VỀ SƯ SÔI.

1. Tiến hành thí nghiệm.

a) Thí nghiệm

- HS: Quan sát cách bố trí thí nghiệm như hình 28.1 trong SGK. Sau đó lắp ráp thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

- HS: Phân công trong nhóm theo yêu cầu của GV.

- HS: Tiến hành thí nghiệm trong nhóm theo sự phân công và kiểm tra của nhóm trưởng. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm HS cần quan sát kĩ bảy hiện tượng đặc trưng của qúa trình đun nước nóng.

- HS: Ghi kết quả vào thí nghiệm vào vở của mình.

- Sau khi tiến hành thí nghiệm song cần tắt đèn cồn, tháo nhiết kế theo hướng dẫn của GV.

- GV: Hướng dẫn HS và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.

- GV: Yêu cầu HS ghi nhận xét về đường biểu diễn.

- GV: Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ, đường biểu diễn có đặc điểm gì?

- Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong thời gian sôi nhiệt độ của nước như thế nào? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?

- GV: Yêu cầu HS nêu nhận xét chung cho thí nghiệm.

2. Vẽ đường biểu diễn.

- HS: Tiến hành vẽ đường biểu diễn theo hướng dẫn của GV trên giấy kẻ ô ly.

- HS: trả lời câu hỏi do GV đưa ra.

- HS: Đưa ra nhân xét chung, HS khác bổ xung cho hoàn chỉnh.

Nhận xét chung:

- Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi.

- Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang.

4. Củng cố: (2 phút)

GV: Nhận xét về hoạt động của các nhóm trong việc tiến hành thí nghiệm.

GV: Yêu cầu HS nêu đặc điểm của sự sôi.

05 Tháng tám, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm