Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 2

Admin
Admin 12 Tháng mười, 2021

Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 2 là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo sách Cánh Diều, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 mới, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 2

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

▪ Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

▪ Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.

▪ Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai).

+ Năng lực văn học:

▪ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

▪ Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của các em (quý thời gian, không lãng phí thời gian).

▪ HTL 2 khổ cuối của bài thơ.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm:

+ Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.

+ Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

- GV kiểm tra xem HS có mang lịch đến lớp không; GV phát lịch cho nhóm không mang lịch, giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV mời một số HS trình bày kết quả:

+ Câu 1: Quan sát tranh và cho biết, mỗi vật trong tranh dùng để làm gì?

 

+ Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng và cho biết:

a) Năm nay là năm nào?

b) Tháng này là tháng mấy?

c) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?

BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Đây là quyển lịch để ghi ngày, tháng, năm. Lịch gồm 365 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày. Mỗi ngày em bóc đi 1 tờ lịch. Đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua. Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới. Có một bạn nhỏ cầm tờ lịch trên tay, băn khoăn: Ngày hôm qua đâu rồi? Vậy ngày hôm qua đi đâu? Nó có mất đi không? Làm thế nào để ngày hôm qua không mất đi, để thời gian không lãng phí? Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ giúp các em trả lời những CH đó.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc diễn cảm bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (giọng chậm rãi, tình cảm), kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: tờ lịch, toả hương, ước mong.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV chỉ định một HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. Trước khi HS đọc, GV nhắc cả lớp nghỉ hơi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc. VD: Em cầm tờ lịch cũ: // Ngày hôm qua đầu rồi? // Ra ngoài sân / hỏi bổ // Xoa đầu em, / bố cười. //

+ GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) – giọng nhỏ.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

Trả lời: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?

+ Câu 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.

a) Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.

b) Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.

c) Vì ngày hôm qua đã trôi đi, không quay trở lại nữa.

GV trả lời: Cả 3 ý các em đều có thể chọn.

+ Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:

 

Trả lời:

a) Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.

b) Những nụ hoa hồng đã lớn lên. – 1) Khổ thơ 2.

c) Em đã học hành chăm chỉ. – 3) Khổ thơ 4.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Các từ ngữ chỉ ngày: hôm kia – hôm qua – hôm nay – ngày mai – ngày kia.

+BT 2: Các từ ngữ chỉ năm: năm kia – năm ngoái (năm trước)năm naynăm sau (sang năm, năm tới) – năm sau nữa.

- GV bổ sung: Các em đã tìm được nhiều từ ngữ chỉ thời gian. Thầy (cô) tin rằng các em sẽ biết sử dụng những từ ngữ ấy để nói về các hoạt động trong mỗi thời điểm của mình. Thầy (cô) cũng mong rằng với mỗi ngày mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm dù đã trôi qua, đang diễn ra hay sắp tới, các em đều học được nhiều điều hay, làm được nhiều việc tốt.

5. HĐ 4: HTL 2 khổ thơ cuối

Mục tiêu: HTL được 2 khổ thơ cuối.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ 3, 4 theo cách xoá dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xoá hết, chỉ giữ những chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xoá toàn bộ.

- GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.

 

 

 

 

 

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH.

 

 

 

 

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp, cả lớp lắng nghe:

+ Câu 1:

▪ Hình chiếc đồng hồ: Một chiếc là đồng hồ báo thức, chiếc kia là đồng hồ treo tường. Đồng hồ cho em biết giờ giấc (biết thời gian). Đồng hồ báo thức còn có chuông gọi em thức dậy đúng giờ.

▪ Hình các quyển lịch: Quyển 1 là lịch bàn (để trên mặt bàn). Quyển 2, 3 là lịch treo tường. Quyển 3 có 12 tờ để biết ngày của 12 tháng. Quyển 2 có 365 – 366 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày, hết ngày thì bóc tờ lịch đi.

+ Câu 2: HS chọn đọc 1 quyển lịch.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS luyện đọc theo GV:

+ HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

 

+ HS đọc nhóm đôi.

 

 

+ HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.

 

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

 

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

 

 

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

▪ HS 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

▪ HS 2: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?

+ Câu 2:

▪ HS 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.

▪ HS 1 phát biểu tự do.

+ Câu 3:

▪ HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý; Ngày hôm qua không mất đi vì trong ngày hôm qua:

▪ HS 2:

Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.

Những nụ hoa hồng đã lớn lên. - 1) Khổ thơ 2.

Em đã học hành chăm chỉ. - 3) Khổ thơ 4.

+ Câu 4:

▪ HS 2 phỏng vấn: Ngày hôm qua, bạn đã làm được việc gì tốt?

▪ HS 1: Ngày hôm qua, tôi đã giải bài toán rất nhanh, được cô khen.

▪ HS 3: Ngày hôm qua vào buổi tối mẹ đi làm về muộn, tôi giúp mẹ trông em bé để mẹ kịp nấu cơm. Mẹ rất vui. /...

- HS lắng nghe GV chốt đáp án.

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

 

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

 

- HS lắng nghe, sửa bài.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS HTL 2 khổ thơ cuối.

 

 

- Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.

- Cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 2, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2 , Giải Tự nhiên và xã hội 2 , Bài tập cuối tuần lớp 2 ,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!