Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 24
Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt
Mẫu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 24 được Tìm Đáp Án đăng tải nhằm giúp quý thầy cô giảng dạy bộ sách Cánh Diều mới. Đây là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô chuẩn bị hiệu quả cho việc soạn bài Giáo án điện tử lớp 2 mới. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Lưu ý : Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 21
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 22
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 23
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 25
TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 24
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ
- GV giới thiệu: Tiếp tục chủ điểm Thế giới loài chim ở tuần trước, trong tuần này với chủ điểm Những người bạn nhỏ, các em sẽ được học những bài văn, bào thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó của con người với các loài chim, với những người bạn có cánh trong thiên nhiên.
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút)
- GV chiếu lên màn hình hình ảnh các loài chim, mời 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập 1:
+ HS1 đọc 3 câu đố đầu:
a. Chim gì báo hiệu xuân sang?
b. Chim gì chuyên bắt sâu?
c. Chim gì biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình?
+ HS2 đọc 2 câu đố sau:
d. Chim gì mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột?
e. Chim gì có bộ lông đuôi rực rỡ, sắc màu, múa rất đẹp?
- GV chỉ hình, cả lớp đọc tên các loài chim: én, cú, bồ câu, chim sâu, công.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, đọc các câu đố, nhìn hình các loài chim và giải câu đố.
- GV mời 2 tổ: 1 tổ ra câu đố - 1 tổ đáp lại. Tổ nào không trả lời được, nhờ tổ khác hỗ trợ.
a. – Tổ 1: Chim gì báo hiệu xuân sang? - Tổ 2: Chim én.
b. – Tổ 1: Chim gì chuyên bắt sâu? – Tổ 2: Chim sâu.
c. – Tổ 1: Chim gì biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình? – Tổ 2: Bồ câu.
d. – Tổ 1: Chim gì mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột? – Tổ 2: Cú mèo.
e. – Tổ 1: Chim gì có bộ lông đuôi rực rỡ, sắc màu, múa rất đẹp? – Tổ 2: Chim công.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo các em, các loài chim mang đến những lợi ích nào cho con người?
- HS trả lời câu hỏi: Các loài chim mang đến những lợi ích cho con người:
+ Chim sâu bắt sâu giúp cho cây tươi tốt.
+ Cú mèo bắt chuột.
+ Gà trống gáy báo hiệu trời sáng.
+ Gà mái đẻ trứng cho người ăn.
+ Hoa mi, sơn ca hót cho người nghe.
+ Chim công có bộ lông đuôi sắc màu, múa đẹp tô điểm cho cuộc sống.
+ Chim bồ câu biết đưa thư.
+ Chim én báo hiệu xuân sang.
+ Chim hải âu báo bão, là bạn của người đi biển.
- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Những người bạn nhỏ.
BÀI ĐỌC 1: BƠ TRE ĐÓN KHÁCH (55 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc bài Bờ tre đón khách với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt ngỉ đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hiểu nội dung bài thơ: Sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đến đậu bên bờ tre.
- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Biết đặt câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
2. Năng lực
- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
- Năng lực riêng:
· Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp.
· Thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Yêu quý và bảo vệ các loài chim, cây cối.
2. Đối với học sinh
- SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm những người bạn nhỏ, các em sẽ được bài Bờ tre đón khách của nhà thơ Võ Quảng. Bờ tre đã đón những vị khách nào? Khách có yêu mến bờ tre không? Các em hãy lắng nghe bài thơ. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Bờ tre đón khách SGK trang 47 với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: có bạch, toán, gật gù - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: reo mừng, im lặng, bồ nông. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn: + HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “tượng đá”. + HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SGK trang 48. b. Cách tiến hành: - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 4 câu hỏi trong SGK: + HS1 (Câu 1): “Khách” đến bờ tre là những loài chim nào? + HS2 (Câu 2): Câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến? + HS3 (Câu 3): Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào? Ghép đúng: + HS4 (Câu 4): Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre? - GV hướng dẫn HS đọc thầm bài thơ, thảo luận theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp em hiểu điều gì? Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 48. b. Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1,2: + HS1 (Câu 1): Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào? a. Chú bói cá đỗ trên cành tre. b. Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre. c. Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá. + HS2 (Câu 2): Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. |
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc phần chú giải từ ngữ: + Cò bạch: cò trắng. + Toán: bầy, đàn, nhóm. + Gật gù: Gật nhẹ nhiều lần, tỏ ý đồng tình.
- HS đọc bài.
- HS thi đọc bài.
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trả lời: + Câu 1: Khách” đến bờ tre là những loài chim: cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu. + Câu 2: Câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến: Tre chợt tưng bừng/Nở đầy hoa trắng. + Câu 3: a-2, b-1, c-4, d-3. + Câu 4: Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre: Ồ, tre rất mát. - HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đậu đến bờ tre, khen bờ tre mát mẻ. - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày kết quả: + Câu 1: a. Chú bói cá đỗ ở đâu? b. Đàn cò trắng đậu ở đâu? c. Bác bồ nông đứng im như tượng đá ở đâu? + Câu 2: a. Đàn chim cu đỗ trên cành tre. b. Bác bồ nông đứng bên bờ tre. c. Chú sóc đỏ sống trong hốc cây. |
---------------------
Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.
Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 24, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.