Giáo án môn Sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.
- HS hiểu được cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung |
Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học
|
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trùng biến hình và trùng giày
2. Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
NỘI DUNG |
||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
|
||||||
Trùng biến hình là đại diện có cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong ngành động vật nói chung và ngành động vật nói chung. Trong khi đó trùng giày lại có cấu tạo phức tạp hơn cả, nhưng dễ quan sát ngoài thiên nhiên. Vậy chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Đặt vấn đề vào bài mới: |
||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày. - cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. |
||||||
1: Trùng biến hình và trùng giày. (33’) |
||||||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài - Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào phiếu trên bảng . - GV ghi ý kiến bổ sung các nhóm vào bảng. ? Dựa vào đâu để lựa chọn những câu hỏi trên. - GV tìm hiểu số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng. - GV cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn - GV giải thích 1 số vấn đề cho HS + Không bào tiêu hóa ở ĐVNS hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể. + Trùng giày TB mới chỉ có sự phân hóa đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở con cá con gà. + Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính. - GV cho HS tiếp tục trao đổi: + Trình bày quá trình tiêu hóa và bắt mồi của trùng biến hình? + Không bào co bóp ở trùng giày khác với trùng biến hình ntn? + Số lượng nhân và vai trò của nhân. + Quá trình tiêu hóa ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau ở điểm nào? |
- Cá nhân tự đọc các thông tin SGK tr.20,21. quan sát H5.1- 3 SGK tr.20, 21, ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo: Cơ thể đơn bào + Di chuyển: Nhờ bộ phận của cơ thể, lông bơi, chân giả. + Dinh dưỡng: Nhờ không bào co bóp. + Sinh Sản: Vô tính, hữu tính. - Đại diện nhóm lên ghi câu trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi phiếu chuẩn tự sửa chữa
- HS thảo luận thống nhất ý kiến tìm câu trả lời: - Yêu cầu nêu được: + Trùng biến hình đơn giản + Trùng đế giầy phức tạp . + Trùng đế giầy: 1 nhân dinh dưỡng và 1 nhân sinh sản. + Trùng đế giầy đã có enzim để biến đổi thức ăn. |
I. Trùng biến hình và trùng giày
|
Phiếu học tập
|
Trùng biến hình |
Trùng giày |
|||||||||||||||||||||||||||||
Cấu tạo |
Gồm 1 TB có: Chất nguyên sinh lỏng, nhân. Không bào tiêu hóa, không bào co bóp |
Gồm 1 TB: Nhân nhỏ-nhân lớn, miệng, hầu, không bào tiêu hóa, lỗ thoát, không bào co bóp. |
|||||||||||||||||||||||||||||
Di chuyển. |
Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía) |
Nhờ lông bơi |
|||||||||||||||||||||||||||||
Dinh dưỡng |
- Tiêu hoá nội bào - Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp " thải ra ngoài ở mọi nơi |
- Thức ăn "miệng " hầu " không bào tiêu hoá " biến đổi nhờ enzim. Chất thải được đưa đến không bào co bóp " lỗ thoát ra ngoài |
|||||||||||||||||||||||||||||
Sinh sản |
- Vô tính: Bằng cách phân đôi cơ thể |
- Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. - Hữu tính bằng cách tiếp hợp |
|||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai? A. Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi. B. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng. C. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển. D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày. Câu 2: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình? A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng. B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. C. Có khả năng tự dưỡng. D. Di chuyển nhờ lông bơi. Câu 3: Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi (1) : Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. (2) : Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi. (3) : Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hoá. (4) : Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…). Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý? A. (4) - (2) - (1) - (3). B. (4) - (1) - (2) - (3). C. (3) - (2) - (1) - (4). D. (4) - (3) - (1) - (2). Câu 4: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình. B. không bào tiêu hoá. C. không bào co bóp. D. lỗ thoát ở thành cơ thể. Câu 5: Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp? A. Trùng giày. B. Trùng biến hình. C. Trùng roi xanh. D. Trùng kiết lị. Câu 6: Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là A. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân. B. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân. C. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân. D. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3 nhân. Câu 7: Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì trong những vai trò sau? 1. Di chuyển. 2. Dồn thức ăn về lỗ miệng. 3. Tấn công con mồi. 4. Nhận biết các cá thể cùng loài. Phương án đúng là: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4. Câu 8: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất? A. Trùng roi. B. Trùng biến hình. C. Trùng giày. D. Trùng bánh xe. Đáp án
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
|||||||||||||||||||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập So sánh trùng biến hình và trùng giày: 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
|
1. Giống nhau: - Trùng biến hình và trùng giày đều là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh. - Cơ thể của trùng biến hình và trùng giày đều không có hạt diệp lục - Cả trùng biến hình và trùng giày đều dị dưỡng. 2. Khác nhau:
|
Giáo án môn Sinh học 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp
a. Kiến thức: Hs nêu được đđ c/tạo di chuyển, dd, ss của trùng biến hình và trùng giày; thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong TB của trùng giày → đó là biểu hiện mầm mống của ĐV đa bào.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
d. Nội dung tích hợp: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
2. Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông .
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
3. Các phương pháp dạy học tích cư
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
II. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Đồ dùng dạy học
*.Giáo viên: Tranh vẽ H5.1 – 5.3.
*.Học sinh: Kẻ bảng vào vở BT.
2. Phương án dạy và học:
- Trùng biến hình.
- Trùng giày
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đđ cấu tạo, di chuyển, dd, ss của TRX?
- Thế nào là tập đoàn vôn vốc?
* Chúng ta tiếp tục nghiên cứu 1 số đại diện khác của ngành ĐVNS: trùng biến hình, trùng giày.
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đđ của Trùng biến hình. ♦ Mục tiêu: HS biết được đđ cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của Trùng biến hình ♦Tiến hành: GV cho Hs đọc thông tin I/20/sgk. Chọn lọc thông tin cần thiết để điền vào bảng về TBH. Quan sát H5.1,5.2.
Gv kẻ bảng “Tìm hiểu TBH, TG” lên bảng để Hs sửa bài. Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào bảng. GV ghi ý kiến của các nhóm vào bảng. Gv tìm hiểu số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng. Gv cho Hs theo dõi bảng chuẩn kiến thức. Gv cho Hs tiếp tục trao đổi: - Trình bày quá trình bắt mồi và tiêu hoá mồi của TBH? Gv chú ý Hs: Không bào tiêu hóa ở ĐVNS hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể. Gv y/cầu Hs tự rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm Trùng giày. ♦Mục tiêu: HS biết được dd, ss của TG. ♦Tiến hành: GV cho HS đọc thông tin II/21/sgk. GV yêu cầu HS quan sát H5.3/21. Từ đó, hoàn thành đầy đủ thông tin bảng phần ‘Trùng giày”. Gv kẻ bảng để Hs sửa bài . Y/cầu 1 số nhóm lên ghi câu trả lời vào bảng. Gv ghi ý kiến bổ sung của nhóm vào bảng. Gv cho Hs theo dõi bảng chuẩn kiến thức.
Gv tiếp tục cho Hs trao đổi: - KBCB ở TG khác TBH ntn? - Số lượng nhân và vai trò của nhân? - Quá trình tiêu hoá ở TG và TBH khác nhau ở điểm nào? Gv chú ý: Trùng Giày: TB mới chỉ có sự phân hoá đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở cá, gà; SS hữu tính ở TG là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi ss hữu tính. Gv y/c HS rút ra kết luận. |
I. Trùng biến hình.
Cá nhân Hs tự n/cứu sgk, trao đổi nhóm → hoàn thành bảng phần TBH, kết hợp q/sát H5.1, 5.2/20/sgk. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. + C/tạo cơ thể chi tiết. + Cách di chuyển. + Các hình thức dd. + Khả năng ss: vô tính --> phân đôi.
Đại diện lên ghi câu trả lời → nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Hs theo dõi bảng chuẩn kiến thức, tự sửa chữa nếu điền chưa đúng.
Hs tự rút ra kết luận. Kết luận. 1) Cấu tạo và di chuyển: - Gồm 1 TB có: + Chất nguyên sinh lỏng, nhân. + Không bào tiêu hoá, không bào co bóp. - Di chuyển: nhờ chân giả (do CNS dồn về 1 phía). 2) Dinh dưỡng: - Tiêu hóa nội bào. - Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp → thải ra ngoài ở mọi nơi. 3) Sinh sản: ss vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.
II. Trùng giày: HS n/cứu thông tin, q/sát H5.3/21/sgk. Trao đổi, thảo luận nhóm để hoàn thành phần “Trùng giày”/ bảng. + C/tạo chi tiết của cơ thể . + Hình thức di chuyển. + Cách dd. + Khả năng ss: vô tính, hữu tính. Đại diện nhóm lên ghi câu trả lời → nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Hs theo dõi và tự sửa bài. Cá nhân Hs suy nghĩ trả lời. → TBH đơn giản; TG phức tạp. → TBH có 1 nhân; TG có 1 nhân ss và 1 nhân dd. → TBH tiêu hoá nội bào; TG tiêu hoá có enzim biến đổi thức ăn.
Dựa vào bảng Hs rút ra kết luận:
Kết luận. 1) Dinh dưỡng: - Thức ăn --> miệng --> hầu --> KBTH --> biến đổi nhờ enzim. - Chất thải được đưa đến KBCB --> lỗ thoát ra ngoài. 2) Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. - Hữu tính bằng cách tiếp hợp.
Hs đọc kết luận sgk/22. |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới