Giáo án môn Sinh học 7 bài 31: Cá chép theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 31: Cá chép bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước.
- Chức năng của các vây cá.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung |
Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học
|
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh cấu tạo ngoài của cá chép.
- Một con cá chép thả trong bình thuỷ tinh.
- Bảng phụ.
2. Học sinh: Mỗi nhóm một con cá chép thả trong bình thuỷ tinh.
III. TIẾN TRÌNH
1. Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?
- Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp?
- Lớp nào trong ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất?
2. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
NỘI DUNG |
|||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
|||||
Động vật có xương sống chủ yếu gồm các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. ĐVCXS có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống) Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có và không có xương sống. Vậy cụ thể như thế nào ta cùng nhau nghiên cứu chương 6. |
|||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - Đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước. - Chức năng của các vây cá. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. |
|||||
Hoạt động 1. Đời sống. (20’) |
|||||
- GV cho HS quan sát cá chép thả trong bình -> yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. + Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì? + Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt.
- GV cho HS tiếp tục thảo luận. + Đặc điểm sinh sản của cá chép. + Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên tới hàng vạn? + Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đời sống cá chép. |
- HS tự thu nhận thông tin SGK tr.102, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Sống ở ao, hồ, sông, suối. Ăn động vật và thực vật. + Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. - 1 - 2 HS trả lời, lớp bổ sung. - HS giải thích được. + Cá chép tụ tinh ngoài và khả năng gặp tinh trùng ít (nhiều trứng không được thụ tinh) + Ý nghĩa: Duy trì nòi giống.
- 1 - 2 HS trả lời, lớp bổ sung |
I. Đời sống
* Kết luận. - Môi trường sống: nước ngọt. - Đời sống: + Ưa vực nước lặng. + Ăn tạp. + Là động vật biến nhiệt. - Sinh sản. + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng. + Trứng thụ tinh phát triển thành phôi.
|
|||
2. Cấu tạo ngoài. (15’) |
|||||
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 31.1 tr.103 SGK và nhận biết các bộ phận trên cơ thể của cá chép. - GV treo tranh câm cấu tạo ngoài, gọi HS trình bày. - GV giải thích: tên gọi các loại vây liên quan đến vị trí của vây. - GV yêu cầu HS quan sát cá chép đang bơi trong nước, đọc kĩ bảng 1 và thông tin đề xuất, chọn câu trả lời. - GV treo bảng phụ và gọi HS lên điền trên bảng. - GV nêu đáp án đúng. - 1 HS trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội. HS |
- HS đối chiếu mẫu vật và hình vẽ và ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài.
- Đại diện nhóm trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên tranh.
- HS làm việc ca nhân với bảng 1 SGK tr.103. - Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm lên điền bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
II. Cấu tạo ngoài. 1. Cấu tạo ngoài.
* Kết luận. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn. |
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép |
Sự thích nghi với đời sống bơi lội |
||||||||||||||||||||||||||||
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân. |
A, B |
||||||||||||||||||||||||||||
2. Mắt không có mí, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. |
C, D |
||||||||||||||||||||||||||||
3. vây cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy. |
E, B |
||||||||||||||||||||||||||||
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp. |
A, E |
||||||||||||||||||||||||||||
5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân |
A, G |
||||||||||||||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: - Vây cá có chức năng gì? - Nêu vai trò của từng loại vây cá? - GV nhận xét, bổ sung |
- HS đọc thông tin SGK tr. 103 và trả lời câu hỏi. - Vây cá như bơi cheo, giúp cá có thể di chuyển trong nước. |
2. Chức năng của vây cá.
* Kết luận. Vai trò từng loại vây cá. - Vây ngực, vây bụng: Giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống. - Vây lưng, vây hậu môn: Giữ thăng bằng theo chiều dọc. - Khúc đuôi mang vây đuôi: Giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá. |
|||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
|||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng? A. Là động vật hằng nhiệt. B. Sống trong môi trường nước ngọt. C. Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh. D. Thụ tinh trong. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây giúp cá chép giảm sức cản của nước khi di chuyển? A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân. B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy. C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng. D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. Câu 3. Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng? A. Vây đuôi và vây hậu môn. B. Vây ngực và vây lưng. C. Vây ngực và vây bụng. D. Vây lưng và vây hậu môn. Câu 4. Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn? A. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh. B. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần. C. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần. D. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao. Câu 5. Khi tiến hành cố định vây lưng và vây hậu môn của một con cá chép, sau đó thả cá trở lại vào bể nước, con cá thí nghiệm có trạng thái như thế nào? A. Cá không bơi được, chìm dần xuống đáy bể. B. Cá bơi được nhưng bị lộn ngược bụng lên trên. C. Cá bơi sang trái, phải, lên trên, xuống dưới rất khó khăn. D. Cá bơi nghiêng ngả, chuệnh choạng theo hình chữ Z Câu 6. Đặc điểm nào sau đây giúp cá dễ dàng chuyển động theo chiều ngang? A. Vảy cá sắp xếp trên thân khớp với nhau như ngói lợp. B. Thân thon dài, đầu thuôn gắn chặt với thân. C. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy. D. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng. Câu 7. Vây lẻ của cá chép gồm có A. vây lưng, vây bụng và vây đuôi. B. vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi. C. vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực. D. vây ngực, vây bụng và vây đuôi. Câu 8. Cá chép thường đẻ trứng ở đâu? A. Trong bùn. B. Trên mặt nước. C. Ở các rặng san hô. D. Ở các cây thuỷ sinh. Câu 9. Phát biểu nào sau đây về cá chép là sai? A. Là động vật ăn tạp. B. Không có mi mắt. C. Có hiện tượng thụ tinh trong. D. Có da bao bọc bên ngoài lớp vảy. Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây giúp màng mắt của cá chép không bị khô? A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân. B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy. C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng. D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. Đáp án
|
|||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
|||||||||||||||||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a.Trình bày cấu tạo ngoài của cố chép thích nghi với đời sống ở nước. b. Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
|
a. Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhầy. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước. b. - Cá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ, ruộng, sông, suối,...), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh...). Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt. - Sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi, rồi thành cá con. |
Giáo án môn Sinh học 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp
a. Kiến thức:
- Học sinh chỉ ra được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường nước.
- Học sinh trình bày được tập tính của lớp cá.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích tranh và mẫu vật.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.
2. Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông.
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
3. Các phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trò chơi….
II. Tổ chức hoạt động dạy học
1.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
a. GV: Tranh cấu tạo ngoài của cá chép.
- 1 con cá chép thả trong bình thuỷ tinh.
- Bảng phụ (giấy A0) ghi nội dung bảng 1 cà cá mảnh giấy ghi những câu lựa chọn phải điền (sgk).
b.HS: Theo nhóm (4-6Hs): 1 con cá chép thả bình thuỷ tinh và rong.
Mỗi Hs kẻ sẵn bảng 1 vào vở bài tập.
2. Phương án dạy học: Quan sát cấu tạo ngoài và tìm hiểu đời sống của cá chép.
3. Hoạt động dạy và học
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra
*Khám phá: Gv giới thiệu chung về ngành động vật có xương sống.
Giới thiệu vị trí của các lớp cá.
Giới hạn nội dung bài nghiên cứu 1 đại diện của các lớp cá đó là cá chép.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của cá chép. ♦ Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm môi trường sống và đời sống của cá chép. ♦Tiến hành:
GV cho HS quan sát cá chép trong bể kính hoặc chậu thủy tinh.
Gv y/cầu Hs thảo luận các câu hỏi sau: + Cá chép sống ở đâu ? thức ăn của chúng là gì? +Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép? + Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
Gv cho Hs biết thêm thông tin: + Đặc điểm sinh sản của cá chép? + Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên tới hàng vạn? + Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì? Yêu cầu Hs rút ra kết luận về đời sống của cá chép.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài ♦ Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. ♦Tiến hành: Theo nhóm 4-6 Hs Vấn đề 1: Quan sát cấu tạo ngoài GV y/cầu Hs q/sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 31.1 trang 103 sgk → nhận biết các bộ phận trên cơ thể của cá chép? Gv treo tranh câm cấu tạo ngoài, gọi Hs trình bày: Gv giải thích: tên gọi các loại vây liên quan đến vị trí của vây. Vấn đề 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo thích nghi đời sống. Gv y/cầu Hs q/sát cá chép đang bơi trong nước + đọc kỹ bảng 1 và thông tin đề xuất → chọn câu trả lời. Gv treo bảng phụ → gọi Hs lên điền trên bảng. Gv nêu đáp án đúng: 1B; 2C; 3E; 4A; 5G.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng các vây cá: 1 Hs trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi đời sống bơi lội.
Gv y/cầu Hs trả lời câu hỏi sau: Vây cá có chức năng gì? Nêu vai trò của từng loại vây?
3. Thực hành/ luyện tập. |
1. Quan sát cấu tạo ngoài và tìm hiểu đời sống của cá chép.
1.Đời sống:
Hs tự thu nhận thông tin sgk trang 102 → Thảo luận tìm câu trả lời: + Sống ở ao, hồ, sông suối… + Ăn thực vật và động vật. + Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. 1-2 Hs phát biểu → lớp bổ sung. Cấu tạo ngoài cá chép:
Hs giải thích được: + Cá chép thụ tinh ngoài → khả năng trứng gặp tinh trùng ít (nhiều trứng không được thụ tinh). + Ý nghĩa: Duy trì nòi giống. 1-2 Hs phát biểu → lớp bổ sung. Tiểu kết Đặc điểm chung: - Môi trường sống: nước ngọt. - Đời sống: + Ưa vực nước lặng + Ăn tạp + Là động vật biến nhiệt. HS nhớ thêm: - Sinh sản: + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng. + Trứng thụ tinh → phôi.
2. Cấu tạo ngoài.
Hs bằng cách đối chiếu giữa mẫu vật và hình vẽ → ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài.
Đại diện nhóm trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên tranh.
Hs làm việc cá nhân với bảng 1 sgk trang 103. Thảo luận nhóm → thống nhất đáp án. Đại diện nhóm điền vào bảng phụ → các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tiểu kết Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn ( như bảng 1 đã hoàn chỉnh). 3. Chức năng của vây cá Hs đọc thông tin sgk trang 103 → trả lời câu hỏi. Vây cá như bơi chéo → giúp cá di chuyển trong nước. Tiểu kết Vai trò của từng loại vây cá - Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống. - Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc. - Khúc đuôi mang vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá. Rút kinh nghiệm…………........................ ………………………………………… ………………………………………… HS làm theo hệ thống câu hỏi. |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 31: Cá chép theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới