Giáo án môn Sinh học 7 bài 32: Thực hành mổ cá theo CV 5512

Admin
Admin 14 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 32: Thực hành mổ cá bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ.

- Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- Mẫu cá chép.

- Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim.

- Mô hình não cá.

2. Học sinh.

- Mỗi nhóm 1 con cá.

- Khăn lau, xà phòng.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành. (10’)

 

- GV phân chia nhóm thực hành .

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm

- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành.

 

- Chia nhóm theo sự chỉ đạo của GV.

- Trưng bày mẫu vật (Cá chép còn sống)

- Nêu yêu cầu của bài thực hành.

I. Tổ chức thực hành.

Hoạt động 2: Tiến trình thực hành. (25’)

- GV trình bày kĩ thuật giải phẫu (SGK tr.106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá

- Biểu diễn thao tác mổ.

- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ

 

- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan

- Gỡ nội quan để quan sát các cơ quan

- Quan sát mẫu bộ não cá

 

- Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá .

- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV

+ Mổ cá

+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó

- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi. Nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan và điền bảng SGK tr.107

- GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm

- GV chấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò từng cơ quan

- GV thông báo đáp án chuẩn→ các nhóm đối chiếu sửa chữa sai sót.

 

- HS chú ý, quan sát các thao tác của GV

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát các thao tác gỡ các nội quan của GV và xác định vị trí các nội quan

 

 

+ Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí vai trò các cơ quan

+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan.

 

- Mỗi nhóm cử ra

+ Nhóm trưởng

+ Thư kí: ghi chép kết quả quan sát

 

 

 

 

- HS thực hiện theo từng khâu dưới sự hướng dẫn của GV

II. Tiến trình

Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình

a. Cách mổ:

- Biểu diễn các thao tác mổ

b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ:

- Gỡ và quan sát các nội quan và mẫu não bộ.

c. Hướng dẫn viết tường trình

+ Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành

Bước 2: thực hành của HS

- HS thực hành theo nhóm 4-6 HS

Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS

 

Bảng: Các cơ quan bên trong của cá

Tên cơ quan

Nhận xét vị trí và vai trò

- Mang (Hệ hô hấp)

- Nằm dưới nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn vào các xương cung mang, có vai trò trao đổi khí.

- Tim (Hệ tuần hoàn)

- Nằm dưới trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để thu và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu

Thực quản, dạ dày, ruột, gan. (Hệ tiêu hóa)

- Phân hóa rõ rệt thành: Thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn tốt.

- Bóng hơi

 

- Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi rễ ràng trong nước.

- Thận (Hệ bài tiết)

- Hai thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.

- Tuyến sinh dục (Hệ sinh sản)

- Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

- Bộ não (Hệ thần kinh)

- Nằm trong hộp sọ, nối với tủy sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá

- GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát , trình bày đẹp

- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể

- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của từng HS

- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh

- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình. GV cho điểm một số nhóm.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS nhóm thu dọn dụng cụ và sản phẩm thực hành.

Bước 4: Tổng kết:

3. Củng cố. (4’)

- GV đánh giá việc học của HS

- Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được

- Cho điểm 1- 2 nhóm có kết quả

4. Dặn dò. (1’)

- Chuẩn bị bài cấu tạo trong của cá chép

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.

b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng mổ trên động vật có xương sống.

Kỹ năng trình bày mẫu mổ.

c. Thái độ: Giáo dục Hs tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Các phương pháp dạy học tích cc.

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp dạy thực hành.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

GV: Mẫu cá chép.

  • Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim (đủ cho các nhóm)
  • Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 sgk.
  • Mô hình não cá hoặc mẫu não mổ sẵn.

Hs: Theo nhóm (4-6Hs): 1 con cá chép. Khăn lau, xà phòng.

2. Phương án dạy học:

  • Cách mổ cá.
  • Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: Trình bày trên tranh: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi đời sống ở nước?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

* Hoạt động 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH

Gv phân chia nhóm thực hành.

Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs các nhóm.

Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như sgk).

* Hoạt động 2: TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH (gồm 3 bước)

Bước 1: Gv hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình.

a. Cách mổ:

- Gv trình bày kỹ thuật giải phẫu (như sgk tr106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá.

- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1) sgk.

- Sau khi mổ cho Hs quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.

b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ:

- Hướng dẫn Hs xác định vị trí của nội quan.

- Gỡ nội quan sát rõ các cơ quan (như sgk).

- Quan sát mẫu bộ não cá→ nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.

c. Hướng dẫn viết tường trình:

- Hướng dẫn Hs cách điền vào bảng các nội quan của cá.

- Trao đổi nhóm: Nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan.

- Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan.

- Kết quả bảng 1 đó là bản tường trình bài thực hành.

Bước 2: Thực hành của Hs.

- Hs thực hành theo nhóm 4-6 Hs

- Mỗi nhóm cử ra:

+ Nhóm trưởng: điều hành chung.

+ Thư ký: ghi chép kết quả quan sát.

- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của Gv:

+ Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong.

+ Quan sát cấu tạo trong: quan sát đến đâu ghi chép đến đó.

+ Sau khi quan sát các nhóm trao đổi → nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan → điền vào bảng sgk trang 107.

Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của Hs.

- Gv q/sát việc thực hiện viết tường trình của từng nhóm.

- Gv chấn chỉnh những sai sót của Hs khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan.

- Gv thông báo đáp án chuẩn → các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót.

Tên cơ quan

Nhận xét vị trí và vai trò

Mang (hệ hô hấp)

Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gần các xương cung mang → có vai trò trao đổi khí.

Tim (hệ tuần hoàn)

Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch → giúp cho sự tuần hoàn máu.

Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan)

Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.

Bóng hơi

Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.

Thận (hệ bài tiết)

Hai dãi, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.

Tuyến sinh dục (hệ sinh sản)

Trong khoang thân, ở cá đực là hai tinh hoàn, ở cá cái là hai buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

Não (hệ thần kinh)

Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tủy sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.

Bước 4: Tổng kết.

- Gv nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp.

- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.

- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.

- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.

- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình - Gv cho điểm 1 số nhóm.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 32: Thực hành mổ cá theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm