Giáo án môn Sinh học 7 bài 40: Thằn lằn bóng đuôi dài theo CV 5512

Admin
Admin 14 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 40: Thằn lằn bóng đuôi dài bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu các đặc điểm đời sống của thằn lằn. giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tranh cấu tạo ngoài thằn lằn

- Bảng phụ ghi nội dung bảng tr.125

- Các mảnh giấy ghi các câu lựa chọn …

2. Học sinh

- Xem lại đặc điểm đời sống của ếch

- Kẻ bảng tr.125 SGK và phiếu học tập vào vở bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Cho Hs quan sát

Thằn lằn bóng đuôi dài là đại diện điển hình của lớp bò sát thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Vậy cơ thể của chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào giúp chúng thích nghi với môi trường sống đó? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay:

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu: Hiểu các đặc điểm đời sống của thằn lằn. giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Tìm hiểu Đời sống của thằn lằn(15’)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK làm bài tập: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng

- GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng, gọi 1 HS lên hoàn thành bảng

- GV chốt lại kiến thức

- Qua bài tập trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV cho HS tiếp tục TL:

+ Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?

+ Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít?

+ Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống?

- GV chốt lại kiến thức

- HS tự thu nhận thông tin kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập

- 1 HS trình bày trên bảng lớp nhận xét bổ sung

 

- HS thảo luận trong nhóm thống nhất đáp án.

- Các nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung

 

- HS tự hoàn thiện kiến thức

I. Đời sống

 

 

 

 

- Môi trường sống trên cạn.

- Đời sống:

+ Sống nơi khô ráo thích phơi nắng

+ Ăn sâu bọ.

+ Có tập tính trú đông

+ Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp

2: Tìm hiểu Cấu tạo ngoài và sự di chuyển(20’)

a- Cấu tạo ngoài

- GV yêu cầu HS đọc bảng tr.125 SGK đối chiếu với hình cấu tạo ngoài →ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo

- GV yêu cầu HS đọc câu trả lời chọn lựa→hoàn thành bảng tr.125 SGK

- GV treo bảng phụ gọi HS lên gắn các mảnh giấy

- GV chốt lại đáp án

- GV cho HS thảo luận: So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?

b- Di chuyển

- GV yêu cầu HS quan sát H38.2 SGK đọc thông tin SGK tr.125→nêu thứ tự cử động của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển

- GV chốt lại kiến thức.

 

- HS tự thu nhận kiến thức bằng cách đọc cột đặc điểm cấu tạo ngoài

- Các thành viên trong nhóm thảo luận lựa chọn câu cần điểm để hoàn thành bảng.

- đại diện nhóm lên điền bảng các nhóm khác bổ sung

- HS dựa vào đặc điểm cấu tạo ngoài của 2 đại diện để so sánh

- HS quan sát H38.2 SGK nêu thứ tự các cử động

 

- HS phát biểu lớp bổ sung

II. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển

 

 

 

 

 

 

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi đời sống ở cạn (Như bảng đã ghi hoàn chỉnh)

 

 

- Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi →tiến lên phía trước

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Không có mi mắt thứ ba.

B. Không có đuôi.

C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

D. Vành tai lớn.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Hô hấp bằng phổi.

B. Có mi mắt thứ ba.

C. Nước tiểu đặc.

D. Tim hai ngăn.

Câu 3. Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.

D. Bàn chân có móng vuốt.

Câu 4. Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?

A. Ong mật.

B. Ếch đồng.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài.

D. Bướm cải.

Câu 5. Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.

B. Sự co, duỗi của thân.

C. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Thụ tinh trong, đẻ con.

B. Thụ tinh trong, đẻ trứng.

C. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.

D. Cả A, B, C đều không đúng.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Vảy sừng xếp lớp.

B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.

C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.

D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Ưa sống nơi ẩm ướt.

B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.

C. Là động vật hằng nhiệt.

D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.

Câu 9. Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở

A. trong cát.

B. trong nước.

C. trong buồng trứng của con cái.

D. trong ống dẫn trứng của con cái.

Câu 10. Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở

A. gần hồ nước.

B. đầm nước lớn.

C. hang đất khô.

D. khu vực đất ẩm, mềm, xốp.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

A

C

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

D

C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

 

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 

- HS trả lời.

 

 

- HS nộp vở bài tập.

 

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước

- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân, đuôi dài → động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Nắm vững các đặc điểm đời sống của thằn lằn bón, giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn và mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, nhận biết kiến thức, rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

Gv: Tranh cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng

  • Bảng phụ ghi nội dung Tr.125 SGK
  • Các mảnh giấy từ A đến G
  • Phiếu học tập.

Hs: Xem lại các đặc điểm đời sống của ếch đồng

Học sinh kẻ phiếu học tập và kẻ bảng Tr.125

2. Phương án dạy học:

  • Đời sống.
  • Cấu tạo ngoài và di chuyển.

3. Hoạt động dạy và học

Hoạt động khởi động

*.Ổn định lớp

*.Bài cũ

+ Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư?

+ Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người?

*Khám phá: Tại sao thằn lằn bóng lại xếp vào lớp bò sát?

Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài.

GV yêu cầu học sinh đọc ¨ SGK làm bài tập so sánh các đặc điểm về đời sống của thằn lằn và ếch đồng

GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng

GV chốt lại kiến thức.

Đặc điểm đời sống

Thằn lằn

Ếch đồng

1. Nơi sống và hoạt động

Sống và bắt mồi nơi khô ráo

Sống và bắt mồi nơi ẩm ướt

2. Thời gian kiếm ăn

Bắt mồi về ban ngày

Bắt mồi vào chập tối hay đêm

3. Tập tính

-Thích phơi nắng

-Trú đông trong các hốc đá khô ráo

-Nơi tối, có bóng râm

-Trú đông hốc đất ẩm ướt, vựa nước, trong bùn

Qua bài tập trên cho HS rút ra kết luận

GV cho HS tiếp tục thảo luận.

- Vì sao trứng thằn lằn ít?

- Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì với đời sống ở cạn?

 

GV chốt lại kiến thức

GV gọi 1 HS nhắc lại đặc điểm đời sống của thằn lằn.

Một HS nhắc lại đặc điểm sinh sản của thằn lằn.

 

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của Thằn lằn bóng.

Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi đời sống trên cạn, mô tả được cách di chuyển.

Tiến hành:

GV yêu cầu HS đọc bảng Tr.125 SGK đối chiếu với hình cấu tạo ngoài ghi nhớ vào các đặc điểm cấu tạo ngoài.

GV yêu cầu HS đọc câu trả lời, lựa chọn để hoàn thành bảng Tr.125

GV treo bảng phụ, gọi HS lên bảng điền vào

GV chốt lại đáp án: 1-G; 2-E; 3-D; 4-C; 5-B; 6-A.

GV cho HS: So sánh đặc điểm của ếch đồng và thằn lằn để thấy thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?

 

 

 

GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2, đọc ¨ SGK Tr.125.

- Nêu thứ tự cử động của thằn lằn và đuôi khi thằn lằn di chuyển?

 

 

 

 

 

 

I.Đời sống:

 

HS tự thu nhận ¨ SGK, kết hợp kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập

 

Một số HS lên trình bày trên bảng, lớp nhận xét bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

HS tự rút ra kết luận

HS phải nêu được: thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn

HS thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được:

+ Thằn lằn thụ tinh trong

+ Tỉ lệ trứng gặp tinh trùng cao nên số lượng trứng ít

+ Trứng có vỏ bảo vệ

Đại diện các nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung

Tiểu kết:

- Môi trường sống: trên cạn

- Đời sống:

+ Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng.

+ Ăn sâu bọ.

+ Có tập tính trú đông.

- Sinh sản: thụ tinh trong, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàn phát triển trực tiếp.

 

 

2. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển:

a. Cấu tạo ngoài:

 

 

 

 

HS thảo luận dựa trên câu hỏi của GV và rút ra đặc điểm chung của lớp chim.

 

HS đại diện phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung

 

 

Tiểu kết:

- Thằn lằn bóng có đuôi dài.

- Da khô có vảy sừng bao bọc.

- Tứ chi ngắn và yếu, có 5 ngón móng vuốt.

- Cổ dài, mắt có mi cử động, có mi mắt.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ ở trên đầu.

b. Di chuyển:

HS quan sát hình 38.2 và đọc ¨SGK Tr.125

+ Thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái, chi trước phải, chi sau trái chuyển lên phía trước

+ Thân uốn sang trái, đuôi uốn sang phải, chi trước trái, chi sau phải chuyển lên phía trước

Tiểu kết:

Khi di chuyển thân và đầu tì vào đất, cử động uốn thân kết hợp các chi tiến lên phía trước

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 40: Thằn lằn bóng đuôi dài theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm