Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 29

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 29: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh: Nắm bắt được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa VN nửa đầu XX.

II. Đồ dùng dạy học:

SGK - SGV Ngữ văn 11.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới.

Hoạt động của Thầy – Trò

Nội dung

Hoạt động 1: Giáo Viên gọi 1 đến 3 học sinh đọc bài.

HS đọc từ trang 82-87.

I/ Đọc:

Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn H/S tìm hiểu Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Nêu đặc điểm cơ bản của VHVN từ XX- CM8/45.

Em hiểu thế nào là hiện đại hóa?

- GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trả lời lần lượt các câu hỏi.

- Quá trình hiện đại hoá của VHVN thời kì này diễn ra qua mấy giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Những thành tựu đạt được? Các tác giả tiêu biểu?

- Vì sao GĐ 3 VHVN mới thực sự trở thành hiện đại?

-VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945 phân hoá ra sao? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc các bộ phận, các xu hướng văn học?

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

- Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới.

- Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện:

+ Thay đổi quan niệm về văn học; văn chương chủ đạo -> văn chương là một hoạt động nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức và khám cuộc sống.

+ Chủ thể sáng tạo: Từ nhà nho -> nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp

+ Công chúng văn học: Tầng lớp nho sĩ -> tầng lớp thị dân.

+ Xây dựng nền văn xuôi Tiếng Việt: Hiện đại hóa thể loại văn học; Xuất hiện nhiều thể loại mới; Phóng sự, Kịch, phê bình.

→ Vì vậy hiện đại hóa VH là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của VH dân tộc trong thời đại mới.

- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.

a/ Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến khoảng năm 1920.

b/ Giai đoạn 2: Từ 1920 đến 1930.

c/ Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945.

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

2.1. Bộ phận VH công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Phân hóa thành nhiều xu hướng:

+ Xu hướng văn học lãng mạn.

*Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.

*Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo

*Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.

+ Xu hướng văn học hiện thực.

*Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.

*Đề tài: Những vấn đề xã hội

*Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

2.2. Bộ phận VH không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật.

- Nội dung:

*Đấu tranh chống thực dân và tay sai

*Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.

*Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.

- Nghệ thuật:

*Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ

*Chủ yếu là văn vần.

→ Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!