Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 28

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 28: Thao tác lập luận so sánh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Nắm được vai trò, mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp hàng ngày nói chung.
  • Rèn kỹ năng vận dụng so sánh vào việc viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.

II. Đồ dùng dạy học:

SGK - SGV Ngữ văn 11.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động Thầy – Trò

Nội dung

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm so sánh

- Thế nào là so sánh? Trong cuộc sống chúng ta hay dùng so sánh không? So sánh để làm gì?

Hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK bằng trao đổi thảo luận nhóm.

Nhóm 1. Đọc đoạn trích và trả lời: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là gì?

Nhóm 2. Điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

Nhóm 3. Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?

Nhóm 4. Mục đích và yêu cầu của thao tác so sánh?

I. Khái niệm so sánh.

- So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.

- Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).

2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

2.1. Khảo sát bài tập.

Câu1. Đối tượng được so sánh: Bài văn Chiêu hồn. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.

Câu 2. Điểm giống và khác nhau.

+ Giống: Đều bàn về con người.

+ Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống, văn Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.

Câu 3. Mục đích so sánh trong đoạn trích.

- Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình. Qua so sánh người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả.

2.2 . Kết luận.

- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!