Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 23
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 23: Xin lập khoa luật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp HS hiểu tầm nhìn xa trông rộng và sự tiến bộ về vai trò của pháp luật đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền, tuân thủ luật pháp.
- Thấy được giá trị lập luận chặt chẽ, thuyết phục và tấm lòng trung thực của tác giả đối với dân với nước.
- Giáo dục ý thức học tập theo đúng qui định và sống theo đúng luật pháp.
II. Đồ dùng.
SGK - SGV Ngữ văn 11
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao nói chủ trương cầu hiền, biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung là cụ thể và dễ dàng thực hiện?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
Hoạt động 1: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn | |
Học sinh đọc tiểu dẫn SGK. - Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào? - Theo em văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? |
I. Đọc – Hiểu tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Năm sinh, năm mất. - Quê quán. - Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn. - Tác phẩm tiêu biểu. 2. Giới thiệu: "Xin lập khoa luật". 3. Giải thích từ khó - Chú thích SGK. 4. Thể loại và bố cục. - Điều trần: Thể văn nghị luật chính trị - xã hội, trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1: Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội. + Phần 2: Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật. + Phần 3: Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo đức. |
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật. | |
Hướng dẫn HS đọc văn bản. Thảo luận nhóm. GV định hướng nội dung nghệ thuật qua hệ thống câu hỏi SGK? Nhóm 1. Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao? Nhóm 2. Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước luật pháp? Vì sao ông lại chủ trương như vậy? Nhóm 3. Theo Nguyễn Tường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không? Nhóm 4. Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp? Phát vấn tự do. - Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích? |
II. Định hướng nội dung và nghệ thuật. Câu 1. - Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường... - Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh. Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp. Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp. mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là những nhà nước pháp quyền. Câu 2. - Tác giả chủ trương vua, quan, dân, đều phải có thái độ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, không được vi phạm, làm trái luật pháp. Chủ trương như vậy mới bảo đảm sự công bằng xã hội. Câu 3. - Theo tác giả Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Đến Khổng Tử cũng công nhận điều này. Câu 4. - Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức. Câu 5. - Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà Nho, chính Khổng Tử đã nhận ra cái hạn chế, chủ quan và không tưởng của giáo lí, đạo đức, nghệ thuật nếu không có pháp luật làm nền tảng, để họ nhận thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp. |