Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 19
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 19: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Nhận thức được những giá trị cơ bản về thể văn tế và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tạo nên giá trị sử thi của bài văn.
II. Đồ dùng.
- SGK - SGV Ngữ văn 11
- Giáo án.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS. |
Nội dung |
Hoạt động 1. GV Hương dẫn học sinh đọc hiểu tiểu dẫn. | |
SH đọc tiểudẫn SGK và tóm tắt nội dung chính. - Em hiểu thế nào là thể văn tế? Tìm bố cục bài văn tế? - Chủ đề bài văn tế là gì? |
B PHẦN HAI: TÁC PHẨM. I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 1. Xuất xứ. - Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế. Ngay sau đó vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác. - Như vậy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không đơn thuần là sản phẩm của nghệ thuật cá nhân mà còn là sản phẩm mang tính chất nhà nước, thời đại. 2. Thể loại và bố cục. - Văn tế: Văn khóc, điếu văn. - Bố cục: 4 phần. + Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. + Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ. + Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ. + Khốc tận (Kết): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. 3. Chủ đề. - Văn tế nghĩa Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca lớn, nó ca ngợi những con người nghèo khó theo Trương Công Định đáng giặc và họ đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến Cần Giuộc. |
Hoạt động 2. GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản | |
Thảo luận nhóm. Nhóm 1. Đọc phần 1 và phát hiện những giá trị nghệ thuật có trong đoạn văn đó? Nhóm 2. Nguồn gốc xuất thân của người nghĩa sĩ? Tấm lòng yêu nước của người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong đoạn văn? Nhóm 3. Người nông dân nghĩa sĩ ra trận được trang bị như thế nào? Tìm dẫn chứng minh họa? Nhóm 4. Tinh thần chiến đấu của người nghĩa sĩ được tái hiện lại như thế nào? Nhận xét về cách dùng từ khi miêu tả? |
II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. 2.Tìm hiểu từ khó và điển cố. - Chú thích SGK. 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 3.1. Phần lung khởi. - Mở đầu là tiếng than: Hỡi ôi!.… đó là tiếng khóc của Đồ Chiểu. Lời than mở đầu đã nóng bỏng trong cái dữ dội của chiến tranh, đặt người nghĩa sĩ vào thử thách lớn của lịch sử. - Vận nước là thước đo lòng người: Súng giặc…lòng dân trời tỏ. - Cách dùng từ và lối so sánh mộc mạc, giản dị trong câu văn biền ngẫu đối xứng, bộc lộ ý nghĩa cao quí của sự hi sinh trong chiến đấu chống Pháp của người dân lao động Nam Bộ. 3.2. Phần thích thực. * Nguồn gốc. - Xuất thân từ tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ, cần cù, chất phác, hiền lành. Không phải lính chuyên nghiệp, chỉ quen công việc đồng áng, cuốc cày. * Tâm hồn. - Khi giặc Pháp xâm lược, người nông dân lam lũ bỗng chốc trở thành người lính can trường, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đất nước có giặc họ tự nguyện tham gia giết giặc. →Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đủ can đảm để bước ra khỏi toà lâu đài của ngôn ngữ bác học đến với túp lều cỏ của ngôn ngữ bình dân, phô bày hết lòng căm thù giặc của nông dân một cách mãnh liệt. Hệ thống ngôn từ Nam Bộ mạnh mẽ dứt khoát lột tả bản chất người nông dân quyết không đội trời chung với giặc. Nếu không có lòng yêu nước Nguyễn Đình Chiểu không thể hiểu thấu lòng người dân đến như vậy được. * Trang bị. - Thô sơ, thiếu thốn. Không biết võ nghệ, không học binh thư, không phải lính chuyên nghiệp, đối lập hoàn toàn với kẻ thù. * Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hi sinh - Tiến công như vũ bão: Đâm, chém, đạp, lướt, xô, liều, đẩy… - Coi cái chết nhẹ như lông hồng, hiên ngang trên chiến địa, chiến đấu hết mình, quên mình. - Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác, hình ảnh so sánh, động từ mạnh, thể hiện sự xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. - Nguyễn Đình Chiểu không hề tô vẽ, mà cứ để nguyên một đám đông lam lũ, rách rưới, tay dao tay gậy aò ào xông vào đồn giặc. Lần đầu tiên Nguyễn Đình Chiểu đưa vào văn học bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân lao động hoành tráng, hết mình, quên mình trong chiến đấu. |