Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 3

Admin
Admin 11 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 3: Sự điện lí của nước - pH- Chất chỉ thị axit - bazơ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

  • Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
  • Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
  • Chất chỉ thị axit - bazơ: quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng

2. Kĩ năng

  • Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
  • Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.

3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng axit.

II. TRỌNG TÂM:

  • Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH
  • Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein

III. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, giảng giải.

IV. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị giấy quỳ tím, giấy phenolphtalein hoặc giấy pH, 3 ống nghiệm đựng 3 chất riêng biệt là dd HCl loãng, nước nguyên chất, dd NaOH loãng.

HS: Đọc và n/c bài 3 trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày định nghĩa về axit, bazơ và muối? Lấy ví dụ minh họa và viết phương trình điện li?

3. Nội dung:

GVĐVĐ: Bằng cách đơn giản làm thế nào để nhận biết được các dung dịch axit, bazơ? Đó cũng là một trong những nội dung chúng ta n/c trong giờ học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hỏi: Nước là chất điện li như thế nào?

GVĐVĐ: Tích số ion của nước được viết như thế nào, dựa vào các yếu tố nào?

GV: Vậy tích số ion của nước có ý nghĩa gì?

Hỏi: Môi trường axit là môi trường như thế nào?

Hỏi: Môi trường kiềm là môi trường như thế nào?

Hỏi: Giá trị pH được đánh giá như thế nào?

Hỏi: Chất chỉ thị là gì? sử dụng nó như thế nào?

GVHDHS: Làm các thí nghiệm về chất chỉ thị.

Tích hợp: Độ pH của dung dịch cho biết môi trường của dung dịch đó là axit, bazơ hay trung tính. VD: Nếu là đất nông nghiệp sẽ chọn giống cây phù hợp với đất hoặc xử lí đất để phù hợp với cây trồng...

I. NƯỚC LÀ CHẤT ĐIỆN LI YẾU: (20 phút)

1. Sự điện li của nước:

H2O H+ + OH-

2. Tích số ion của nước:

- Nước là môi trường trung tính, có [H+] = [OH-] = 1,0.10-7 (mol/l)

- Tích số ion của nước:

3. Ý nghĩa tích số ion của nước:

a. Môi trường axit:

[H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0.10-7 M

VD: Hòa tan axit HCl vào nước để nồng độ ion H+ bằng 1,0.10-3M, thì nồng độ OH- là:

b.Môi trường kiềm:

[H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7 M

VD: Hòa tan bazơ vào nước để nồng độ ion OH- bằng 1,0.10-5M, thì nồng độ H+ là:

II. KHÁI NIỆM VỀ pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ: (15 phút)

1. Khái niệm về pH:

Để tránh ghi nồng độ H+ với số mũ âm, người ta dùng giá trị pH với quy ước:

[H+] = 10-pH M. Nếu [H+] = 10-a M thì pH = a

Kết luận:

Môi trương trung tính: [H+]=1,0.10-7pH = 7

Môi trường axit : [H+] >1,0.10-7pH < 7

Môi trường kiềm [H+] < 1,0.10-7pH >7

2. Chất chỉ thị axit-bazơ:

Chất chỉ thị axit-bazơ là chất có màu biến đổi theo giá trị pH của dung dịch.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!