Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 54
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 54: Phenol được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khái niệm phenol.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
- Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
- Ứng dụng của phenol.
- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Ý thức được sự độc hại của phenol
II. TRỌNG TÂM: Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phenol, dd NaOH, dd brom, CaCO3, dd HCl. Máy chiếu.
- Học sinh: Chuẩn bị bài mới
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
||||||
Hoạt động 1: - GV cho thí dụ và đặt câu hỏi: em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về công thức của các chất sau đây. - GV ghi nhận ý kiến nhận xét và dẫn dắt đến định nghĩa phenol. Phenol cũng là tên riêng của chất (A). Đó là chất phenol đơn giản nhất tiêu biểu cho các phenol. Chất (A), (B) … phenol.
Chất (C) có –OH đính vào mạch nhánh của vòng thơm thì thuộc loại ancol thơm.
Hoạt động 2: -GV cho HS nghiên cứu SGK để biết CTPT, CTCT của phenol. - GV cho HS trực quan mẫu hoá chất của phenol, lưu ý độc hại dễ gây bỏng nặng. HS quan sát mẫu phenol rắn mới lấy ra khỏi lọ sau đó để ra ngoài không khí một lát (chảy rữa, đổi màu). HS nêu trạng thái, màu sắc của phenol. - Ts, tnc của phenol cao hay thấp, trong dung dịch phenol có liên kết hiđro không?
Hoạt động 3: - GV có thể làm TN biểu diễn tính chất của phenol: Cho phenol rắn vào ống nghiệm đựng nước (a), phenol rắn vào ống (b) chứa dd NaOH. HS nhận xét: - GV Vậy tính axit của phenol mạnh tới mức độ nào? - GV điều chế và cho khí CO2 sục vào dd C6H5ONa. ? Từ cấu tạo phân tử phenol có vòng benzen hãy dự đoán phenol còn có tính chất hoá học nào? - GV làm thí nghiệm phenol tác dụng với dd brom, thông báo sản phẩm 2,4,6 – tribromphenol kết tủa trắng.. → Nhận biết phenol GV giải thích: a) Ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm OH: gốc -C6H5 hút e làm cho liên kết – O – H bị phân cực → H linh động hơn H của – OH trong ancol → phenol có tính axit yếu (yếu hơn H2CO3) b)Ảnh hưởng của nhóm OH lên gốc phenyl: Nhóm –OH đẩy e làm tăng mật độ e ở vị trí 2,4,6 → Pứ thế vào vị trí o- , p-
- GV yêu cầu hs viết phản ứng tương tự với dung dịch HNO3 đặc, xt H2SO4đặc → Axit picric
Hoạt động 4: - Hs nghiên cứu sgk cho biết một số ứng dụng của phenol
|
I. Định nghĩa: a) Thí dụ:
Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon trong vòng benzen. - Phenol đơn giản: C6H5-OH.
II. Tính chất vật lí: 1. Cấu tạo: - CTPT: C6H6O (M =94) - CTCT: C6H5 –OH Hay:
2. Tính chất vật lí:
- Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng. - Rất độc, dây vào tay gây bỏng nặng.
III. Tính chất hoá học: - Phenol có phản ứng thế H ở nhóm OH và có tính chất của vòng benzen. a) Phản ứng thế nghuyên tử H của nhóm OH: - Tác dụng với kim loại kiềm 2C6H5OH + 2Na→2C6H5ONa + H2 natri phenolat - Phản ứng với dung dịch bazơ. C6H5OH+ NaOH→C6H5ONa+ H2O → Phenol có tính axit mạnh hơn ancol, nhưng tính axit yếu, yếu hơn axit cac bonic và không làm đổi màu quì tím C6H5ONa+ H2O +CO2 → C6H5OH + NaHCO3 Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong nhóm –OH hơn so với phân tử ancol.
b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen: - Với dung dịch brom.
Nhận xét: - Ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen, đó là: Nguyên tử H trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen (t/d với đBr2) - Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm –OH, đó là: Vòng benzen làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong nhóm –OH hơn trong ancol (phenol có tính axit t/d với NaOH). Đó là kết quả của sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
III. Ứng dụng: (Sgk) |