Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 2
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 2: Axit - Bazơ - Muối được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
2. Kĩ năng
- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
3. Thái độ, tình cảm: Học sinh nhiệt tình, chủ động tiếp thu kiến thức
II. TRỌNG TÂM:
- Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut
- Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, giảng giải
IV. CHUẨN BỊ:
GV: Thí nghiệm Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
V. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) Ca(NO3)2; H2SO4; HClO; BaCl2; KOH
b) MgCl2; NaOH; HCl; Ba(NO3)2; H3PO4
3. Nội dung: ĐVĐ: Chúng ta đã học về axit, bazơ, muối trong chương trình lớp 9, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem A-rê-ni-ut đưa ra khái niệm về chúng như thế nào?
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Gv: Cho hs nhắc lại các khái niệm về axít đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ. Gv: Dựa vào bài cũ, xác định axit? →Nhận xét về các ion do axít phân li? Gv: Theo A-rê-ni-ut, axit được định nghĩa như thế nào? Hs: Kết luận Gv: Dựa vào pt điện li hs viết trên bảng cho hs nhận xét về số ion H+ được phân li ra từ mỗi phân tử axít. Gv: Phân tích cách viết pt điện li 2 nấc của H2SO4 và 3 nấc của H3PO4. Gv: Dẫn dắt hs hình thành khái niệm axít 1 nấc và axít nhiều nấc. Hs: Nêu khái niệm axít. Gv: Lưu ý cho hs: đối với axít mạnh và bazơ mạnh nhiều nấc thì chỉ có nấc thứnhất điện li hoàn toàn. Gv: Cho hs nhắc lại các khái niệm về bazơ đã học ở lớp dưới. Gv: Bazơ là những chất điện li. -Hãy viết pt điện li của NaOH, KOH. -Nhận xét về các ion do bazơ phân li ra -Hs: Nêu khái niệm về bazơ. - Gv: Làm thí nghiệm, HS quan sát
+ Cho d2 HCl vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2 + Cho d2 NaOH vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2. - Hs: Zn(OH)2 trong 2 ống nghiệm đều tan vậy Zn(OH)2 vừa phản ứng với axít vừa phản ứng với bazơ. - Gv: Kết luận: Zn(OH)2 là hiđroxít lưỡng tính. - Gv: Tại sao Zn(OH)2là hiđroxít lưỡng tính? - Gv: Giải thích: vì Zn(OH)2 có thể phân li theo kiểu axít, vừa phân li theo kiểu bazơ Gv: Lưu ý thêm về đặc tính hiđroxít lưỡng tính: Những hiđroxit lưỡng tính thường gặp và tính axit, bazơ của chúng Gv: Yêu cầu hs viết phương trình điện li của NaCl, K2SO4, (NH4)2SO4 Hs nhận xét các ion tạo thành → Định nghĩa muối GV bổ sung một số trường hợp điện li của muối NaHCO3 → Muối axit, muối trung hoà Gv: Lưu ý cho hs: Những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan 1 lượng rất nhỏ, phần nhỏ đó điện li. |
I. Axít : (15 phút) 1. Định nghĩa: (theo A-rê-ni-ut) - Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Vd: HCl → H+ + Cl- CH3COOH↔ CH3COO- + H+. 2. Axít nhiều nấc: -Axít mà 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H+ là axít 1 nấc. Vd: HCl, CH3COOH, HNO3… -Axít mà 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axít nhiều nấc. Vd: H2SO4, H3PO4 H2SO4 → H+ + HSO4- HSO4 -↔ H+ + SO4 2- H3PO4 ↔H+ + H2PO4- H2PO4- ↔H+ + HPO4 2- HPO4 2-↔ H+ + PO4 3-
II. Bazơ: (5 phút) -Định nghĩa (theo thuyết a-rê-ni-út): Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH- Vd: NaOH →Na+ + OH- KOH → K+ + OH- III. Hiđroxít lưỡng tính: (8 phút) *Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ VD: Zn(OH)2 là hiđroxít lưỡng tính + Phân li kiểu bazơ: Zn(OH)2 ↔Zn 2+ + 2 OH- + Phân li kiểu axit: Zn(OH)2 ↔ZnO2 2- + 2 H+ * Đặc tính của hiđroxít lưỡng tính. - Thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2… - Ít tan trong H2O - Lực axít và bazơ của chúng đều yếu IV. Muối: (10 phút) 1. Định nghĩa: sgk 2. Phân loại: -Muối trung hoà: Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaCl, Na2SO4, Na2CO3… -Muối axít: Muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaHCO3, NaH2PO4… 3. Sự điện li của muối trong nước. -Hầu hết muối tan đều phân li mạnh. -Nếu gốc axít còn chứa H có tính axít thì gốc này phân ly yếu ra H+. Vd: NaHSO3 → Na+ + HSO3- HSO3- ↔ H+ + SO3 2-. |