Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 22
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 22: Silic và hợp chất của silic được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
- Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- SiO2: Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
- H2SiO3: Tính chất vật lí (tính tan, màu) sắc, tính chất hoá học (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
2. Kĩ năng:
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.
- Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
II. TRỌNG TÂM:
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- Tính chất hóa học của hợp chất SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF) hợp chất H2SiO 3 (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. Giáo viên: Thí nghiệm ảo: Viết chữ lên thuỷ tinh bằng dd HF. Máy chiếu.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Nội dung:
Đặt vấn đề: Gv trình chiếu thí nghiệm viết chữ lên thuỷ tinh? Vì sao ta có thể viết chữ lên thuỷ tinh bằng dung dịch HF, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: - Gv nêu vấn đề: Nguyên tố Si thuộc nhóm IVA dưới cacbon, hãy nghiên cứu tính chất, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế silic. - Gv: Cho hs thảo luận nhóm 3’ và báo cáo. + Nêu TCVL đặc biệt của Si và so sánh với cacbon. Hs: Nghiên cứu sgk và trả lời + Có 2 dạng thù hình: Tinh thể và vô định hình. (giống C). + to sôi và nhiệt độ nóng chảy cao (giống C) + Silic có tinh bán dẫn (khác C). - Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk, rồi so sánh C với Si có tính chất hoá học giống và khác nhau như thế nào? Lấy phản ứng minh hoạ? Hs: - Giống nhau: Thể hiện tính khử và tính oxy hoá. - Khác nhau: Si có thể tan trong dd kiềm, Si là pk hoạt động < C - Gv: Yêu cầu hs viết pthh thể hiện tính khử và tính oxy hoá của Si. Hs: Trình bày. - Gv: Kết luận
Hoạt động 2: - Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và cho biết. + Trong tự nhiên Si có ở đâu? Si có tồn tại ở dạng nào? Tại sao? + Si có những ứng dụng nào? Ứng dụng đó có liên quan tới tính chất nào của Si? + Si được điều chế như thế nào? Hs: + Si trong vỏ trái đất. Không tồn tại ở dạng đơn chất. Si có trong hợp chất: SiO2, khoáng vật. + Ứng dụng dựa vào tính bán dẫn để làm linh kiện điện tử, hợp kim .
Hoạt động 3: - Gv: Cho hs quan sát mẫu cát sạch, tinh thể thạch anh và cho nhận biết về TCVL của SiO2. Hs: Nêu TCVL trong sgk - Gv: Dự đoán tính chất hoá học của SiO2 và viết pt phản ứng minh hoạ. Hs: SO2 thể hiện: + Oxít axít + Khả năng tan trong HF (giải thích cho thí nghiệm ban đầu) - Gv: Nhận xét ý kiến của hs và kết luận
Hoạt động 4: - Gv: Yêu cầu hs đọc sgk, cho biết: + Tính chất vật lí và hoá học, ứng dụng của H2SiO3. + Tính chất vật lí và ứng dụng cơ bản của muối silicat. Hs: Tóm tắt kiến thức theo nội dung trên. |
A. Silic: I. Tính chất vật lý: Sgk II. Tính chất hoá học: - SOXH của Si giống C: -4, 0, +2, +4 - Vừa có tính khử, vừa có tính oxy hoá. 1. Tính khử: a. Tác dụng với phi kim: -Với Flo ở đk thường: Si + 2F2 → SiF4 -Với halogen, O2: ở tO cao Si + 2Cl2 →SiCl4 Si + O2 →SiO2 -Với C, N, S: ở to rất cao Si + C →SiC
b. Tác dụng với hợp chất: Si+2NaOH+H2O → Na2SiO3 + 2H2 #
2. Tính oxy hoá: Khi tác dụng với kim loại ở tO cao tạo các silixua kim loại Si + Mg →Mg2Si (Magie silixua)
III. Trạng thái tự nhiên: Sgk
IV. Ứng dụng: Sgk V. Điều chế: - Dùng các chất khử mạnh như Mg, Al, C để khử SiO2 tO cao. to SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO
B. Hợp chất của silic: I. Silic đioxít (SiO2): * T/c vật lý:Sgk * T/c hoá học: - Oxít axít nên td kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + H2O. - SiO2 tan được trong HF. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
II. Axít silixic (H2SiO3): - Kết tủa keo: Không tan trong nước. - Dễ mất nước khi đun nóng: H2SiO3 →SiO2 + H2O -Là axít yếu, yếu hơn cả H2CO3 Na2SiO3+CO2+H2O → H2SiO3+Na2CO3
III. Muối silicat: - Đa số muối silicat không tan. - Chỉ có muối silicat của KL kiềm tan trong H2O. |