Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 20
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 20: Cacbon được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
* HS biết được: Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
* HS hiểu được: Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
2. Kĩ năng: Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của C
3. Thái độ: Tích cực, chủ động; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. TRỌNG TÂM:
- Một số dạng thù hình của cacbon có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên lết khác nhau.
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại) vừa có tính khử (khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Phiếu học tập, hình ảnh, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới, trả lời phiếu học tập trước khi đến lớp
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
||||||||||||||||
Hoạt động 1: - Gv trình chiếu BTH, yếu cầu hs quan sát, xác định vị trí, cấu hình e của C - Gv: Từ cấu hình e của C, hãy cho biết C chủ yếu tạo loại liên kết nào và tối đa bao nhiêu liên kết? - Gv: C có những trạng thái oxi hoá nào? - Gv giải thích
Hoạt động 2: - Gv: Cacbon có các dạng thù hình nào? - Gv trình chiếu hình dạng các dạng thù hình - Gv trình chiếu nội dung thảo luận - Hs thảo luận nhóm để hoàn thành (5phút) → Dán lên bảng, phát vấn từng nội dung, nhận xét bài các nhóm đồng thời Gv trình chiếu bảng chốt kiến thức từng dạng thù hình
→ Dựa vào ứng dụng của các dạng thù hình ta cũng thấy được cacbon vô định hình được ứng dụng nhiều nhất bởi nó hoạt động hoá học hơi cả
Hoạt động 3: - Gv: Dựa vào thang oxi hoá của cacbon, các em hãy dự đoán tính chất hoá học của cacbon? - Gv trình chiếu hình ảnh bếp than: Nhìn hình ảnh này, các em nghĩ đến phản ứng nào của cacbon? - Hs: Cacbon pư với oxi, viết pthh - Gv thông tin: Trong điều kiện thiếu oxi, cacbon khử CO2 thành cacbon monooxit, chứng tỏ nó tác dụng được với hợp chất → Đốt than phải để ở nơi thoáng khí để khỏi sinh ra khí độc CO - Gv: Đã học về HNO3, hãy viết phản ứng của C với HNO3 đặc? - Gv thông tin về pư C với KClO3 - Gv: Yêu cầu hs viết pư của C với ZnO và CuO → Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được nhiều oxit và hợp chất khác nhau
- Cacbon thể hiện tính oxi hoá trong pư với hiđro và với kim loại - Hs lên bảng viết pthh - Trong CaC2 cacbon có số OXH bao nhiêu? → Đây là trường hợp đặc biệt của cacbon
Hoạt động 4: - Gv: Trong tự nhiên, cacbon tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất? - Gv trình chiếu hình ảnh - Gv hướng dẫn hs đọc thêm phần điều chế |
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ: - Vị trí: Ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 - Cấu hình e: → Có 4 e lớp ngoài cùng, tạo 4 liên kết cộng hoá trị - Các số oxi hoá: -4, 0, +2 và +4
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ ỨNG DỤNG:
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Cacbon vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá 1. Tính khử: a) Tác dụng với oxi: Cacbon cháy trong không khí, toả nhiều nhiệt
b) Tác dụng với hợp chất: Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được nhiều oxit, nhiều chất oxi hoá khác nhau
2. Tính oxi hoá: Ở nhiệt độ cao a) Tác dụng với hiđro: b) Tác dụng với kim loại: (Nhôm cacbua) (Canxi cacbua)
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN : (SGK)
|