Giáo án lớp 3 - Tuần 1

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 là bộ giáo án điện tử đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội,... được soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3, giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm hiệu quả hơn.

Giáo án lớp 3 Tuần 1 - Mẫu 1 (3 cột)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

TIẾT 1: CẬU BÉ THÔNG MINH (Tr.4)

I. Mục tiêu:

  • Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
  • Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
  • Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

* GDKNS:

  • Tư duy sáng tạo
  • Ra quyết định
  • Giải quyết vấn đề

II. Đồ dùng dạy học:

  • Tranh minh họa bài đọc và truyện kể trong SGK.
  • Bảng lớp viết sẵn câu hướng dẫn HS đọc

III. Phương pháp:

  • Phương pháp vấn đáp, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

IV. Các hoạt động dạy học:

TG - ND

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 4p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1p

2. Luyện đọc: 35p

* đọc mẫu

* đọc câu, đoạn và giải nghĩa từ

* Đọc đoạn:

* Đọc đoạn trong nhóm:

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài: 10p

4. Luyện đọc lại: 8p

1.GV nêu nhiệm vụ:

2. HD hs kể từng đoạn theo tranh

* Đoạn 1

* Đoạn 2

* Đoạn 3

3.Kể truyện theo đoạn trong nhóm.

4. Kể trước lớp

C. Củng cố - Dặn dò: 2P

- GV yêu cầu HS mở phần mục lục SGK.

- Y/C 2 - 3 HS đọc tên 8 chủ điểm - GV kết hợp giải thích nội dung từng chủ điểm

- Y/C HS quan sát tranh minh họa chủ điểm măng non, tranh minh họa chủ điểm, sau đó GV giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện ca ngợi về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS.

+ Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin

+ Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm

- GV Y/C HS đọc nối tiếp câu.

(Chú ý: Em nào đọc câu đầu thì đọc luôn cả đầu bài, em nào đọc lời của nhân vật thì phải đọc cho hết lời của nhân vật)

- GV ghi từ khó HS dễ phát âm sai cho HS luyện đọc: lo sợ, làm lạ, xin sữa,….

- GV chia đoạn:

CH: Bài gồm có mấy nhân vật?

- Hướng dẫn HS đọc:

* Giọng người dẫn chuyện: Chậm dãi, lo lắng.

* Giọng cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin

* Giọng nhà vua: oai nghiêm, có lúc vờ bực tức.

- Y/C HS đọc nối tiếp 3 đoạn

- Theo dõi hướng dẫn HS đọc

=> Câu khó:

+ Vua hạ lệnh..vùng nọ/ nộp một...không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1)

+ Xin ông về tâu Đức Vua/...săc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3)

- GV đọc mẫu câu khó

- Nhận xét sửa sai cho HS

- Y/C HS đọc trong nhóm 3.

- Cho 2 nhóm HS đọc trước lớp

- Nhận xét.

- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.

+ Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua?

+ Trái nghĩa với bình tĩnh là gì?

+ GV giải thích thêm: “bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.

- Y/CHS đọc thầm đoạn 1

CH: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

CH: Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?

- Y/C HS đọc thầm đoạn 2 thảo luận nhóm đôi TLCH:

CH: Cậu bé đã làm cách nào để Vua thấy lệnh ngài vô lý?

- Gọi HS đọc đoạn 3

CH: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé Y/C điều gì ?

CH: Vì sao cậu bé Y/C như vậy ?

- Y/C HS TLN và trả lời: Câu chuyện này nói lên điều gì ?

=> Chốt lại ND: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS (tự phân vai: người dẫn chuyện, cậu bé, vua)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc theo vai.

- Nhận xét bổ sung tuyên dương nhóm đọc hay.

- Nhận xét đánh giá.

KỂ CHUYỆN: 20P

- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn.

- Cho HS quan sát tranh 1

CH: Quân lính đang làm gì ?

CH: Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?

- Y/c 2 HS kể lại đoạn 1

- Cho HS quan sát tranh 2

CH: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì ?

CH: Thái độ của nhà vua như thế nào ?

- HS quan sát tranh 3

CH: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?

CH: Thái độ của vua thay đổi ra sao ?

- YC HS kể lại đoạn 3

- GV nhận xét

- Gv chia nhóm 3, y/c hs kể truyện trong nhóm

- GV quan sát, giúp đỡ học sinh.

- Cho HS thi kể

- GV nhận xét

CH: Trong câu truyện này em thích nhân vật nào? Vì sao ?

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN luyện đọc trước bài: Hai bàn tay em.

- HA mở SGK

- 2 HS đọc - lớp chú ý theo dõi

- Quan sát tranh – lắng nghe GV giới thiệu

- Lắng nghe

- Đọc nối tiếp câu

- Luyện đọc

- HS đánh dấu đoạn

...2 nhân vật và lời người dẫn truyện.

- Chú ý

- 3 - 4 HS đọc nối tiếp

- Nhiều HS đọc

- Đọc trong nhóm 3

- 2 nhóm đọc- HS dưới lớp nhận xét

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Bình tĩnh, tự tin

- Bối rối, lúng túng

- Đọc thầm

....lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

... vì gà trống không đẻ trứng được.

- Đọc thầm – TL Nhóm 2

...cậu nói một câu chuyện khiến nhà Vua cho là vô lý: Bố đẻ em bé từ đó làm cho nhà Vua phải thừa nhận lệnh ngài vô lý.

- 1 HS đọc

... cậu Y/C sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

... Y/C một việc vua không thể làm được để khỏi phải thực hiện lệnh của Vua.

... ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

- Nhắc lại- ghi vở

- Lắng nghe.

- Mỗi nhóm 3 HS (tự phân vai: người dẫn chuyện, cậu bé, vua)

- Các nhóm thi đọc theo vai.

- Nhận xét bổ sung

- HS quan sát tranh

...lính đang đọc lệnh vua: Mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

....lo sợ

- HS kể đoạn 1

- quan sát tranh

...cậu bé khóc ầm ĩ và bảo: Bố cậu mới đẻ em bé....

...nhà vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo....

- Quan sát tranh

...về tâu đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

... Vua đã tìm được một người tài nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để rèn luyện thành tài.

- 2 HS kể

- NX bạn kể

- Hs kể nhóm 3

- Học sinh thi kể

- HS khác nhận xét.

- Hs trả lời

TOÁN

TIẾT 1: ĐỌC, VIẾT SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tr.3 )

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.

II. Đồ dùng dạy học.

  • GV: Bảng phụ ghi nội dung BT1, 2
  • HS: SGK

III. Phương pháp.

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

IV. Các hoạt động dạy học.

TG - ND

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.

- Giới thiệu chương trình Toán 3

- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

+Gv đọc 1 vài số có 3 chữ số

+GV viết vài số có 3 chữ số

- Giới thiệu bài:.

- HS lắng nghe

- Hs viết các số đó trên bảng con

- Hs đọc số tương ứng

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về đọc, viết số và thứ tự các số.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)

=> Lưu ý HS trình bày thao hàng ngang (không cần kẻ bảng)

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Ghi ngay kết quả vào vở

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp

Đọc số

Viết số

Một trăm sáu mươi

Một trăm sáu mươi mốt

Ba trăm năm mươi tư

Ba trăm linh bẩy

Một trăm năm mươi lăm

Sáu trăm linh một

160

161

354

307

155

601

Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp

- Giáo viên treo bảng phụ.

- HS so sánh kết quả

310

311

312

313

314

315

316

317

318

319

400

399

398

397

396

395

394

393

392

391

+ Tại sao lại điền 312 vào sau 311?

- Vì theo cách đếm 310; 311; 312.

Hoặc: 310 + 1 = 311

311 + 1 = 312

312 + 1 = 313 ...

+ Nhận xét gì về dãy số?

- Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319.

+ Tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399?

- Vì 400 - 1 = 399; 399 - 1 = 398

Hoặc:

399 là số liền trước của 400.

398 là số liền trước của 399.

+ Nhận xét gì về dãy số?

- Là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391.

Bài 3: Làm cá nhân - Cặp - Lớp

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp

+ Tại sao điền được 303 < 330?

- Vì 2 số đều có hàng trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục < 3 chục nên

303 < 330.

+ Nêu cách so sánh hai số có 3 chữ số?

So sánh theo hàng. Từ hàng cao đến hàng thấp

Bài 4: (Cá nhân - Lớp)

- HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp

+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?

- 735.

+ Vì sao 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?

- Vì có số hàng trăm lớn nhất.

+ Số bé nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao? - Chữa bài

- 142. Vì có số hàng trăm bé nhất.

+ Dựa vào đâu em tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số?

- So sánh hai số có 3 chữ số

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

- Đọc các số: 456; 227; 134; 506; 609; 780.

- Giáo viên ghi bảng: 178; 596; 683; 277; 354; 946; 105; 215; 664; 355.

- Về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)

- 2 Học sinh viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con.

- Học sinh nối tiếp đọc.

- Lớp nhận xét.

Giáo án lớp 3 Tuần 1 - Mẫu 2 (2 cột)

TOÁN

TIẾT 1: ĐỌC , VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

  • Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
  • Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy – học:

  • GV: Bảng phụ, sách giáo khoa.
  • HS: Bảng con, phấn, sgk.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. KTBC

Kiểm tra đồ dùng của HS

2. Dạy bài mới

2.1: Giới thiệu bài

2.2: Thực hành

Bài 1: GV cho hs đọc kết quả

Bài 2: Tổ chức cho 2 nhóm thi

Bài 3: Với những trường hợp có các phép tính khi điền dấu có thể giải thích bằng miệng

Bài 4: GV ghi đề bài lên bảng

3. Củng cố - Dặn dò

- Ghi một chữ số bất kỳ lên bảng và yêu cầu học sinh đọc, phân tích số đó.

- Chuẩn bị tiết sau.

- Nhận xét tiết học

- Hs lắng nghe

- HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm

- HS làm bài theo nhóm.

- HS tự điền dấu thích hợp (<,>,=) vào chỗ chấm.

HS làm bài vào vở.

Giải thích kết quả.

Tiết 2 + 3 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

  • Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
  • Hiểu nội dung bài: ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong sgk).
  • *GDKNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

B. Kể chuyện:

  • Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II: Đồ dùng dạy – học

  • Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong sgk
  • Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần HD HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. KTBC:

GV kiểm tra sgk của HS.

2. Dạy bài mới

- 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu 8 chủ điểm của sgk Tập 1, giải thích từng chủ điểm.

- 2.2: Luyện đọc

- GV đọc toàn bài

- HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

- GV kết hợp HD HS phát âm đúng.

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong mỗi đoạn

2.3: Tìm hiểu bài.

Câu 1 (sgk) Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

Câu 2 (sgk) Vì gà trống không đẻ trứng được

Câu 3 (sgk)

Câu chuyện này nói lên điều gì? (Ca ngợi tài trí của cậu bé)

*HĐ4: Luyện đọc lại

GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài

- Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc

- Gv nhận xét.

B. Kể chuyện

HĐ 1: GV nêu nhiệm vụ.

*HĐ2: HD kể từng đoạn theo tranh

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.

- Sau mỗi 1 hs kể, GV nhận xét nhanh về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.

3. Củng cố - Dặn dò

-Trong câu chuyện em thích nhân vật nào?Vì sao ?

- GV động viên, khen ngợi những ưu điểm, tiến bộ của lớp, nhóm hay cá nhân, nêu những điểm chưa tốt cần điều chỉnh.

- Khuyến khích hs về nhà kể lại cho người thân nghe.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS mở mục lục sgk, 1hs đọc tên 8 chủ điểm.

- HS lắng nghe

- Hs đọc nối tiếp câu.

- Hs đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.

- Đọc từng đoạn trong nhóm. 2hs đọc đoạn 1+ 2. Cả lớp đọc ĐT đoạn 3

-Hs đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1,2

Cả lớp đọc thầm đoạn 2 thảo luận nhóm, trả lời câu 3.

Cả lớp theo dõi sgk và trả lời câu hỏi 4

- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS đọc phân vai theo nhóm (mỗi nhóm 3 em)

- 2 nhóm thi đọc.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.

- HS lắng nghe

- HS quan sát làn lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm KC.

- 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và KC

- Cả lớp nhận xét, bình chọn.

Tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Môn học nào cũng cần phải có giáo án cụ thể, vì dựa vào giáo án, các thầy cô sẽ biết được những yêu cầu về mặt kiến thức, các kiến thức cần ghi nhớ, hoạt động của giáo viên, học sinh,..., vì vậy, giáo án lớp 3 trọn bộ chắc chắn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích để các thầy cô có thể học hỏi được cách soạn giáo án, tiết kiệm được thời gian soạn giáo án và có thể tiến hành giảng dạy một cách chất lượng. Giáo án lớp 3 tuần 1 được chọn lọc kỹ lưỡng, có nội dung phù hợp với chương trình học, vì vậy, các thầy cô giáo có thể hoàn toàn yên tâm tải về khi tham khảo tài liệu này làm bài soạn để chuẩn bị giảng dạy cho năm học mới này. Các thầy cô giáo có thể điều chỉnh các nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với chương trình của các em học sinh, sáng tạo trong cách giảng dạy kèm những hình ảnh và trò chơi vui nhộn để các em có hứng thú hơn cho việc học nhé!

Trên đây là toàn bộ Giáo án lớp 3 - Tuần 1, các bạn có thể xem toàn bộ các chuyên mục lớp 3 của Tìm Đáp Án như: Giáo án điện tử Toán 3, Giáo án Tiếng Việt 3, Tiếng anh 3, Tự nhiên xã hội 3, Giáo án Thủ Công lớp 3, Giáo án An toàn giao thông lớp 3, Giáo án Văn hóa giao thông, Giáo án Kỹ năng sống lớp 3, Giáo án Đạo Đức 3,....

Ngoài Giáo án lớp 3 - Tuần 1, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 3 hơn cùng với sự luyện tập thường xuyên môn Tiếng Việt 3, tiếng Anh lớp 3.

20 Tháng một, 2021