Giáo án lớp 3 - Tuần 5
Giáo án lớp 3 - Tuần 5 là bộ giáo án điện tử đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, Đạo Đức,... được soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3, giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm hiệu quả hơn.
Giáo án điện tử lớp 3 Tuần 5 - Mẫu 1
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM (Trang 38)
(GDKNS + BVMT)
I. Mục tiêu:
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Yêu thích môn học.
*GDKNS:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Ra quyết định.
- Đảm nhận trách nhiệm.
*GDBVMT:
- Chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn. GD: có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm
- Quan sát – vấn đáp – phân tích – luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học:
ND - TG |
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
A. Kiểm tra bài cũ: 4p B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1p 2. Luyện đọc: 35p a) GV đọc mẫu: *HD đọc từng câu và phát âm từ khó * HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ * Đọc trong nhóm 3.Tìm hiểu bài: 10p 4. Luyện đọc lại: 8P 1. GV nêu nhệm vụ: 2. Hướng dẫn HS kể theo tranh: 4. Củng cố – dặn dò: 2p |
- GV gọi HS đọc bài Ông ngoại trả lời câu hỏi về nội dung truyện. - GV nhận xét HS. - GV giới thiệu bài. - GV viết tên bài và yêu cầu HSviết bài vào vở. - Giáo viên đọc toàn bài - Gợi ý cách đọc - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng câu, GV sửa lỗi phát âm cho các em. - Luyện đọc từ khó: nứa tép, ô quả trám, khoát tay, quả quyết,.... - GV yêu cầu HS chia đoạn. GV kết luận. - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - Luyện đọc câu dài, câu khó: Vượt rào, / bắt sống lấy nó ! // - chỉ những thằng hèn mới chui. – Về thôi ! // - GV nhận xét. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần * Kết hợp với SGK giải nghĩa từ mới. -Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. -Yêu cầu các nhóm thi đọc. - GV nhận xét. - Gọi một HS đọc lại cả câu chuyện. - Các bạn nhỏ trong chuyện chơi chò trơi gì? ở đâu? - Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay? - Việc leo hàng rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì? - Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này? vì sao? - Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài. + Các em có khi nào dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện. - Yêu cầu HS rút ra nội dung câu chuyện. - GVKL: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. - Gọi HS đọc lại nội dung. - GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài. - GV đọc mẫu đoạn 4 trong bài. - Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc lại truyện. - Cho HS thi đọc đoạn. - GV và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. KỂ CHUYỆN: 20p - Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK để kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Cứ mỗi lượt kể là 4 em tiếp nối kể lại 4 đoạn trong chuyện. - Gọi HS xung phong kể lại 4 đoạn của câu chuyện. - Theo dõi gợi ý nếu có HS kể còn lúng túng. - Gọi HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất, tuyên dương. - GV cùng cả lớp nhận xét. - Qua câu chuyện em hiểu được điều gì qua hành động của người lính trẻ? - Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. |
- 2 HS thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS viết bài. |
- Hs nghe - Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buồn bã... - HS luyện đọc từ khó. - HS chia đoạn: 4 đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Luyện đọc câu khó, câu dài. - Lớp nhận xét. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết, nghiêm giọng, ô quả trám,.... - Luyện đọc theo nhóm. - HS thi đọc. - Một HS đọc lại cả câu chuyện. - Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường - Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó - Hàng rào đã bị đổ tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ - Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sủa lỗi. - Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi - Trả lời theo suy nghĩ của bản thân. - HS rút ra nôi dung theo cách hiểu của mình. - Lớp đọc lại nội dung bài CN, ĐT). - HS thực hiện yêu cầu - Lắng nghe GV đọc mẫu. - Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người lính nhỏ, viên tướng và thầy giáo). - 2 nhóm thi đọc lại truyện theo vai. - Bình chọn cá nhân nhóm đọc hay. - Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học. - Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện không nhìn sách. - 4 em kể nối tiếp đoạn của chuyện. - 2 em xung phong kể lại toàn bộ chuyện. - Lớp theo dõi bình chon bạn kể hay nhất. - Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi. - Thực hiện. - HS trả lời - Lắng nghe. - Học bài và xem trước bài mới. |
TIẾT 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)
(Trang 22)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1 (cột 1, 2, 4), 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
ND – TG |
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
||||||
1. HĐ khởi động (5 phút): |
- Trò chơi: Xì điện thi đua đọc thuộc bảng nhân 6. - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- HS tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. |
||||||
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: HS biết lµm tÝnh nh©n sè cã hai ch÷ sè víi sè cã mét ch÷ sè (cã nhí). |
* Phép nhân: 26 x 3 - Viết lên bảng: 26 x 3 =? - Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. + Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đầu? - Yêu cầu lớp suy nghĩ để thực hiện phép tính. - GV nhắc lại cách thực hiện. * Phép nhân: 54 x 6. - HS tiến hành tương tự như phần a. + Em có nhận xét 2 tích của 2 phép nhân vừa thực hiện. *GVKL: Đây là 2 phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang chục nên cần lưu ý… Và: khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10 nên tích có 3 chữ số. |
- Đọc phép tính nhân. - Quan sát. - 1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt ra giấy nháp. - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục. - HS thảo luận nhóm đôi nêu cách tính của nhóm mình
- Học sinh nghe.
+ Kết quả của phép nhân 26 x 3 = 78 (vì kết quả của số chục nhỏ hơn 10 nên tích có 2 chữ số). + Phép nhân 54 x 6 = 324. (Khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10. Nên tích có 3 chữ số). - Học sinh nghe. |
||||||
2. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Vận dụng giải bài toán có một phép nhân. |
* Cách tiến hành: (Cá nhân – cặp – lớp) Bài 1 (cột 1, 2, 4): - Yc hs thảo luận cặp tìm kết quả - Gọi hs chia sẻ trước lớp - Gv quan sát, giúp đỡ HS - Giáo viên nhận xét, chốt bài. Bài 2: - Gv quan sát, giúp đỡ HS - Yc hs thảo luận cặp tìm kết quả - Gọi hs chia sẻ trước lớp |
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân. - Chia sẻ trong cặp. - Chia sẻ kết quả trước lớp:
- HS làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Tóm tắt. 1 tấm: 35 m. 2 tấm:? m. Bài giải. Cả hai tấm vải dài số mét là: 35 x 2 = 70 (m) Đáp số: 70 m. |
||||||
Bài 3: - Yc hs thảo luận cặp tìm kết quả - Gọi hs chia sẻ trước lớp - Gv quan sát, giúp đỡ HS + Vì sao tìm X trong phép tính này em lại làm tính nhân? + Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào? |
- HS làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: x: 6 = 12 x = 12 x 6 x= 72 x: 4 = 23 x = 23 x 4 x = 92 - Vì X là số bị chia nên muốn tìm X ta lấy thương nhân với số chia. - Muốn tìm số bị chia ta lấy số thương nhân với số chia. |
|||||||
3. HĐ ứng dụng (4 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2 - Giáo viên đưa ra bài tập có sử dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). |
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. |
Giáo án điện tử lớp 3 Tuần 5 - Mẫu 2
Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2019
SÁNG
Tiết 1: TOÁN
Nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số (có nhớ)
I. Mục tiêu
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
- Yêu thích học toán, biết vận dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập – vở
III. Các hoạt động
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
2. Giới thiệu bài
a. Hình thành kiến thức
Đánh giá:
- Phương pháp; kĩ thuật: Quan sát có chủ đích; Ghi chép
- Tiêu chí: + Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số trong trường hợp có nhớ.
- Thảo luận cách đặt tính và tính: 26 x 3 =? 54 x 6 =?
- Các nhóm thống nhất kết quả, chia sẻ cách thực hiện.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1. Hoạt động cả lớp:
- HS làm bảng con cột 1,2 4.
- HS chia sẻ và thống nhất kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2. HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân.
- Trao đổi kết quả với bạn, cùng thống nhất bổ sung nếu có.
- Báo cáo với thầy giáo kết quả làm việc.
Bài 3. Nhóm 2
- Em và bạn cùng chia sẻ cách tìm số bị chia.
- Làm bài cá nhân vào vở
- Em và bạn cùng chữa bài cho nhau.
- Báo cáo với cô giáo kết quả em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về cách tìm số bị chia chưa biết
Tiết 3 + 4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Người lính dũng cảm
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
- Bước đầu biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm. (Trả lời các câu hỏi sgk)
2. Kể chuyện.
-Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Riêng HS KG biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục HS biết nhường nhịn, yêu thương anh em cũng như mọi người.
- GD HS biết BVMT qua chi tiết: Việc leo trèo của các bạn, làm giập những cây hoa trong vườn trường. Từ đó giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Bảng phụ viết câu cần luyện đọc
- Một số bông hoa mười giờ.
III. Các hoạt động
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động.
- Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi
2. Bài mới.
- Việc 1. Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học.
- Việc 2. Nghe giáo viên đọc câu chuyện.
3. Luyện đọc.
- Việc 1: Hướng dẫn đọc các từ khó.
- Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Việc 3: Các nhóm chia đoạn và luyện đọc đoạn theo nhóm 2.
- Việc 4: Các nhóm đọc bài trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn (nếu có).
B. Hoạt động thực hành
1. Tìm hiểu bài.
* Đánh giá:
- Phương pháp; kĩ thuật: Vấn đáp gợi mở; đặt câu hỏi.
- Tiêu chí: + Hiểu nội dung bài đọc.
+ Rút ra được bài học cho bản thân
- Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK.
- GV theo dõi, dướng dẫn các nhóm.
- GV điều hành lớp chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- Đặt câu hỏi giúp HS rút ra nội dung bài học.
2. Đọc diễn cảm.
- Mỗi bạn chọn một đoạn sau đó luyện đọc trong nhóm.
- Chọn 1 vài bạn đọc hay lên thi đọc trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Kể chuyện.
- Việc 1: Nhóm trưởng yêu quan sát tranh và gợi ý cách kể trong sgk.
- Việc 2: Chú ý kể theo cách nhập vai nên chọn cách xưng hô cho phù hợp.
- Việc 3: Tập kể cho nhau nghe trong nhóm.
- Việc 4: Thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp (Mỗi nhóm chọn 1 đoạn để thi với các nhóm khác)
- Việc 5: Bình chọn nhóm kể tốt nhất.
C. Hoạt động ứng dụng
GDHS: Việc leo trèo của các bạn, làm giập những cây hoa trong vườn trường, có hại cho cảnh quan cũng như môi trường, các em tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
Các bạn có thể tham khảo toàn bộ chuyên mục giáo án điện tử lớp 3 thuộc thư viện giáo án điện tử Tìm Đáp Án, bao gồm các chủ đề giáo án điện tử lớp 3 môn tự nhiên xã hội, giáo án điện tử lớp 3 trọn bộ, giáo án điện tử lớp 3 môn toán, giáo án điện tử lớp 3 môn tiếng Việt, giáo án điện tử lớp 3 môn tiếng Anh,.. cùng các bài giảng điện tử lớp 3 mới nhất.
Ngoài Giáo án lớp 3 - Tuần 5, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 3 hơn cùng với sự luyện tập thường xuyên môn Tiếng Việt 3, tiếng Anh lớp 3.