Giáo án lớp 2 cả năm soạn theo định hướng phát triển năng lực

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 07 Tháng chín, 2020

Giáo án lớp 2 trọn bộ năm học 2020 - 2021

Giáo án lớp 2 cả năm 2020 - 2021 soạn theo định hướng phát triển năng lực là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô giáo dạy lớp 2 soạn giáo án, đồng thời có được những gợi ý hay để hoàn thiện được một bài giảng, giúp cho việc dạy và học tập đạt được kết quả cao nhất.

Giáo án lớp 2 cả năm soạn theo định hướng phát triển năng lực

TUẦN 1

...., ngày 6 tháng 8 năm 2020

Tiết 1: TOÁN

Ôn tập các số đến 100.

1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:

1.1. Kiến thức

  • Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
  • Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

1.2. Kỹ năng

  • Học sinh vận dụng kiến thức hoàn thành các BT 1,2, 3

1.3. Thái độ

  • HS yêu thích môn học.
  • HS nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.

1.4. Các năng lực đạt được

  • Năng lực hợp tác.
  • Năng lực giải quyết vấn đề.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong việc giải toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học.

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:

2.1.Cá nhân. Mỗi HS nhớ lại và ôn tập các số trong phạm vi 100.

2.2. Nhóm: Các nhóm làm bài trên phiếu học tập và báo cáo kết quả.

3. Tổ chức dạy học trên lớp

3.1. Hoạt động 1: Củng cố về các số có 1 chữ số.

*Mục tiêu:

  • HS ôn lại cách đọc, viết các số có một chữ số .
  • Nhận biết được các số có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số;

*Cách tiến hành:

- Bài 1:

  • Gọi HS nêu yêu cầu bài
  • GV hướng dẫn HS nêu các số có một chữ số
  • Cho HS làm miệng
  • Gọi HS đọc xuôi từ 0 đến 9 và đọc ngược từ 9 đến 0
  • Gọi 2 hs lên bảng: 1 em viết số bé nhất có 1 chữ số, 1 em viết số lớn nhất có 1 chữ số
  • GV kết luận chung.

(Lưu ý: Đọc đúng theo thứ tự, không bỏ sót)

3.2. Hoạt động 2: Củng cố các số có 2 chữ số

*Mục tiêu:

  • HS ôn lại cách đọc, viết các số có 2 chữ số.
  • Nhận biết được các số có hai chữ số; số lớn nhất, số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số;

*Cách tiến hành:

Bài 2:

  • Chuẩn bị 2 bảng phụ
  • Chia lớp thành 2 dãy nối tiếp nhau lên ghi các số có 2 chữ số.
  • Tìm số bé nhất, lớn nhất có hai chữ số?
  • Số bé nhất có 3 chữ số.

3.3. Hoạt động 3: Củng cố về số liền sau, số liền trước

*Mục tiêu:

  • HS ôn lại cách đọc, viết các số đến 100.
  • Nhận biết được số liền trước, số liền sau.

*Cách tiến hành:

Bài 3:

  • HD HS làm miệng tìm số liền trước, số liền sau của số 34

4. Kiểm tra đánh giá.

- Bài 1: HS làm được tuyên dương trước lớp.

- Bài 2: Đánh giá các nhóm.

- Bài 3: Tuyên dương từng cá nhân.

5. Định hướng học tập tiếp theo.

5.1.Bài tập củng cố.

  • Hãy nêu các số tròn chục.

5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.

  • Nhắc HS về xem lại bài tập.
  • Ôn tập các số đến 100 tiếp theo.

TẬP ĐỌC (2 TIẾT):

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (2 TIẾT)

1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:

1.1. Kiến thức

  • Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
  • Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
  • Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
  • Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

1.2. Kỹ năng

  • Đọc thành tiếng, đọc hiểu.

1.3. Thái độ.

  • HS thích môn học
  • HS làm việc gì cũng kiên trì, nhẫn nại

1.4. Các năng lực đạt được

  • NL Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, tự biết đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).
  • NL Lắng nghe tích cực – Kiên định – Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện)

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.

2.1. Cá nhân.

  • Đọc bài tập đọc.
  • Yêu cầu mỗi học sinh tự khám phá câu chuyện và tìm cách thể hiện giọng đọc.
  • Yêu cầu HS đọc câu chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim, sau đó trả lời các câu hỏi sau bài tập đọc.

3. Tổ chức dạy học trên lớp

3.1. Hoạt động 1: Khởi động

  • Giới thiệu cấu trúc và chương trình môn tiếng Việt 2
  • Cho HS đọc ở mục lục sách.
  • Có 8 chủ điểm.
  • 1 Tuần các em học 4 tiết tập đọc – 1 tiết kể chuyện
  • Giới thiệu tên truyện yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?

3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ.

* Mục tiêu:

  • Đọc trơn được toàn bài biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, đọc được các từ khó.
  • Hiểu nghĩa các từ mới.

* Cách tiến hành:

  • Đọc mẫu toàn bài và HD cách đọc.
  • Yêu cầu HS đọc từng câu/ đoạn (trước lớp trong nhóm).
  • Phát hiện các từ HS đọc sai và ghi bảng.
  • -Hiểu nghĩa từ ngữ phần chú giải (SGK).
  • HD HS đọc các câu văn dài trong đoạn.
  • Chia lớp thành nhóm 4 người nhắc HS đọc đủ nghe trong nhóm, theo dõi giúp đỡ.
  • Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
  • Nhận xét tuyên dương.

3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

*Mục tiêu:

  • HS hiểu nội dung bài. Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
  • Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Hà, Thành, Việt Hưng, Như Linh,...)

* Cách tiến hành:

  • Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi SGK.
  • HS trả lời đúng các câu hỏi sau bài tập đọc.

3.4. Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện đọc lại.

*Mục tiêu:

  • HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
  • Biết liên hệ thực tế vào bài học.

* Cách tiến hành:

  • Hướng dẫn HS luyện đọc lại đoạn 1, đoạn 2:
  • GV đọc mẫu đoạn 1, đoạn 2
  • HS luyện đọc theo cặp, GV giúp đỡ HS yếu
  • Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm
  • Nhận xét tuyên dương.

* Liên hệ: (chia sẻ thông tin, thảo luận nhóm )

  • GV nêu câu hỏi thực hành: Em hãy nêu một ví dụ người thật, việc thật cho thấy lời khuyên của câu chuyện là đúng
  • GV nhận xét. Chốt ý

4. Kiểm tra, đánh giá.

  • Đọc thành tiếng, đọc hiểu được câu chuyện.
  • Rút ra được bài học.
  • GV khen, nhận xét tại lớp.

5. Định hướng học tập tiếp theo.

5.1. Bài tập củng cố.

  • Hôm nay học bài gì?
  • GV nêu câu hỏi: Câu chuyện khuyên em cần có đức tính tốt gì trong học tập hay làm việc nói chung?
  • GV nhận xét
  • Trong cuộc sống và trong học tập làm việc gì phải kiên trì, nhẫn nại thì mới thành tài…

5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.

- GV yêu cầu HS về nhà làm những việc sau:

  • Suy nghĩ, đặt mục tiêu phấn đấu của bản thân, viết ra giấy (để dán vào góc học tập ở nhà hoặc ở lớp) (Đặt mục tiêu).
  • Nhận xét tiết học.
  • Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài tập đọc “Tự thuật”.

Tiết 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI.

Cơ quan vận động

1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:

1.1. Kiến thức

  • Nhận ra cơ quan vận động gồm có: bộ xương và hệ cơ.

1.2. Kỹ năng

  • Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể

1.3. Thái độ.

  • Có ý thức tập luyện thể dục để xương và cơ phát triển khỏe mạnh

1.4. Các năng lực đạt được.

  • NL nghiên cứu tự tìm hiểu:quan sát tranh nhận biết về xương và cơ.
  • NL thực hành: Thực hành 1 số động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng người…
  • NL vận dụng tổng hợp các kiến thức: giải thích được cơ qua van động nhờ có xuong và cơ.

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.

2.1. Cá nhân: Mỗi HS thực hiện một động tác nghiêng người hoặc quay cổ tay.... để tìm ra cơ quan vận động.

2.2. Nhóm:Thảo luận tìm ra cơ quan vận động.

3. Tổ chức dạy học trên lớp

3.1. Hoạt động 1:

*Mục tiêu:

* Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 Giáo viên yêu cầu học sinh thể hiện động tác.

- Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động ?

- Chia nhóm, cho HS thảo luận

- Cho các nhóm trình bày

- Nhận xét.

Kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân ,tay phải cử động.

3.2. Hoạt động 2: Quan sát nhận biết cơ quan vận động.

*Mục tiêu:

- Biết xương, cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. Học sinh nêu được vai trò của xương và cơ.

* Cách tiến hành:

+ Dưới lớp da của cơ thể là gì?

+ Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?

- Chia nhóm, cho HS thảo luận

- Cho các nhóm trình bày

- Nhận xét.

Kết luận Nhờ sự phối hợp của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

+ Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?

Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.

3.3. Hoạt động 3: trò chơi “vật tay”

*Mục tiêu:

HS hiểu hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.

* Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn:

+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi

+ Bước 2: Yêu cầu học sinh chơi mẫu.

+ Bước 3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi

- Cho HS chơi mẫu

- Cho HS tiến hành chơi

- Nhận xét, tuyên dương

- Giáo dục: Trò chơi cho chúng ta thấy ai khỏe là cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe ta phải tập thể dục chăm chỉ và năng vận động.

4. Kiểm tra, đánh giá.

- Học sinh biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện 1 số động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng người…

- Biết xương, cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. Học sinh nêu được vai trò của xương và cơ.

- GV khen, nhận xét tại lớp.

5. Định hướng học tập tiếp theo.

5.1. Bài tập củng cố.

- Hôm nay học bài gì?

- Cơ quan vận động của cơ thể là gì?

- Nhận xét tuyên dương

- Giáo dục: Cần siêng năng vận động để cơ và xương phát triển mạnh

5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài sau “Bộ xương”.

Ngoài bài Giáo án lớp 2 cả năm soạn theo định hướng phát triển năng lực, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

07 Tháng chín, 2020

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!