Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 08 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 7: Các nước Mĩ Latinh

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 10: Các nước Tây Âu

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

  • Biết được tình hình và những cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Sự phát triển của kinh tế Nhật và nguyên nhân của sự phát triển đó.
  • Nắm được chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật sau chiến tranh thế giới hai.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích so sánh liên hệ.

3. Thái độ:

  • Thái độ cầu thị với những tiến bộ của Nhật Bản sau những tổn thất sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Có ý thức học tập để xây dựng đất nước sau này.

II. Thiết bị, tài liệu

  • Tài liệu tham khảo
  • Lược đồ Nhật Bản

III. Tiến trình tổ chức dạy và học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

?Nêu sự phát triển kinh tế của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài mới:

Sau chiến tranh Nhật vươn lên mạnh mẽ, trở thành siêu cường kinh tế. Có được thành công đó vì Nhật có ý chí vươn lên, nắm bắt kịp thời cơ và ứng xử khôn ngoan phù hợp với hoàn cảnh thực tế, để đưa đất nước tiến lên không ngừng.

* Dạy và học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1

- GV: dùng bản đồ giới thiệu vị trí Nhật bản.

- H/s quan sát.

? Nêu hiểu biết của em về Nhật Bản.

- Nằm trong vành đai lửa, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, thường xuyên phải hứng chịu động đất…

? Trong chiến tranh thế giới thứ hai Nhật ở phe nào.

- Phe Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật.

? Sau chiến tranh tình hình Nhật ra sao.

- 13 triệu người thất nghiệp. Lạm phát kéo dài 1945 - 1949.

- Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật tàn phá nặng nề đất nước.

? Nhật đã làm gì để giải quyết khó khăn.

- Cải cách.

? Nội dung của cuộc cải cách.

? Em có nhận xét gì về cải cách của Nhật Bản.

- Những cải cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội

? Cải cách đó có ý nghĩa như thế nào.

Hoạt động 2

?Nền kinh tế Nhật phát triển bắt đầu vào thời gian nào? Tại sao?

- 6/1950.

- Năm 60 thế kỷ XX.

? Cụ thể nền kinh tế phát triển thế nào.

- GV: giới thiệu hình 18, 19, 20.

- 1968: đạt 183 tỷ USD

- Công nghiệp tăng trưởng 15%.

- Nông nghiệp: cung cấp 80% nhu cầu lương thực.

? Em có nhận xét gì về nền kinh tế và sự phát triển KHKT của Nhật Bản.

? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển nhanh.

- H/s thảo luận (3 phút).

- Không phải chi tiền cho việc bảo đảm quốc phòng an ninh (Mỹ bảo hộ).

- ứng dụng những thành tựu tiến bộ KHKT , cử sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập…

- Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản đóng một vai trò vô cùng quan trọng “ Trái tim sự thành công của nước Nhật” ...

GV: giới thiệu nội dung SGV/ 42, Thầy cô giáo và cha mẹ Nhật Bản luôn giáo dục con: đất nước ta bị chiến tranh tàn phá, tài nguyên khan hiếm nên phải cần cù lao động và học tập mới thoát khỏi khó khăn. Nhấn mạnh những ưu điểm của người Nhật.

? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?

? Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng nền kinh tế Nhật gặp hạn chế gì.

- Nguyên liệu nhập nước ngoài.

- Cạnh tranh của Mỹ.

? Năm 90 thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật phát triển thế nào ? Dẫn chứng cụ thể.

- H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr39.

? Yêu cầu đặt ra cho kinh tế Nhật Bản là gì?

Hoạt động 3

? Chính sách đối ngoại thể hiện như thế nào.

? Tại sao Nhật phải lệ thuộc vào Mỹ?

? Cho biết nội dung của hiệp ước này?

- HS trình bày nội dung SGK/39

? Chính sách cơ bản của Nhật Bản trong đối ngoại là gì?

- Tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là Đông Nam á.

- Vươn lên trở thành cường quốc chính trị xóa đi hình ảnh “Một gã khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị”.

- GV: đọc tài liệu tham khảo SGV

? Mối quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản như thế nào.

- Nhật Bản là nước đầu tư rất nhiều vốn ODA cho Việt Nam để xây dựng kinh tế, phát triển giáo dục.

I. Tình hình Nhật bản sau chiến tranh.

- Sau chiến tranh Nhật bị tàn phá nặng nề, bao trùm đất nước: Nạn thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng...

- Mỹ vào chiếm Nhật.

- Nhật tiến hành cải cách dân chủ: Ban hành hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, thanh lọc phần tử phát xít, ban hành quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng).

=> Nước Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, là nhân tố quan trọng giúp Nhật có sự phát triển mạnh mẽ sau này.

II. Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, "thần kỳ" bắt đầu năm những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX: Công nghiệp tăng trưởng 15%, GDP tăng từ 20 tỉ USD (1950) lên 183 tỷ USD (1968) đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.

-> Từ năm 70 thế kỷ XX, Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.

- Nền kinh tế phát triển vì: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lý hiệu quả của các xí nghiệp và công ty, vai trò điều tiết của chính phủ Nhật Bản (Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản).

- Trong thập kỷ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 âm 0.7%)

- Nền kinh tế Nhật đòi hỏi phải có cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.

III. Chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh.

- Thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mỹ. Ký kết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (9/1951).

- Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế.

4. Củng cố - Dặn dò:

? Tại sao nói vào những năm 60 của thế kỷ XX, Nhật đạt được tăng trưởng “Thần kỳ” về kinh tế.

*Bài tập: Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dấn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật bản.

  • Nguyên nhân khách quan.
  • Nguyên nhân chủ quan.

* Về nhà:

  • Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk
  • Tìm hiểu về các nước Tây Âu.
08 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm