Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 9 học kì 2
Giáo án học kì 2 lớp 9 môn Lịch sử
Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 9 học kì 2 là mẫu giáo án điện tử lớp 9 được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn bài giảng dạy trên lớp cũng như giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài học. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 9.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Giáo án môn Lịch sử lớp 9 học kì 2 theo Công văn 5512
- Trọn bộ giáo án môn Ngữ văn lớp 9 học kì 2
- Giáo án Tiếng Anh 9 trọn bộ
- Giáo án Lịch sử lớp 9
Tiết 19 – Bài 15
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1925)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam có bước phát triển mới.
- Nét chính của phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân trong cách mạng Việt Nam.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng trình bày sự kiện lịch sử, đánh giá nhân vật.
- Kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ khai thác kiến thức.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, khâm phục các bậc tiền bối.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực tái hiện, năng lực tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh, rút ra bài học lịch sử...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, Giáo án.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
3. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp..
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi tích cực...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung và kết quả cần đạt |
A/ Hoạt động khởi động: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với những thiệt hại nặng nề cho các bên tham chiến. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Những biện pháp khai thác đó, cùng với cách mạng Tháng 10 Nga đã tác động đến nước ta xuất hiện nhiều phong trào cứu nước. B/ Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1.Tìm hiểu ảnh hưởng của CMT10 Nga và phong trào cách mạng thế giới đến cách mạng Việt Nam Mục tiêu: HS nắm được ảnh hưởng của CMT 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới đến nước ta. GV: Tình hình thế giới có những ảnh hưởng gì đến cách mạng Việt Nam? HS: Trả lời miệng. GV Chốt ý: Sau cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân gắn bó mật thiết với nhau, phong trào cách mạng phát triển, nhiều tổ chức cộng sản ra đời. GV Chuyển ý: Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu mục II. Hoạt động 2. Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925). Mục tiêu: HS nắm được Phong trào dân tộc chủ công khai năm (1919- 1925). GV: Yêu cầu HS đọc SGK -> Khái quát về phong trào dân tộc, dân chủ giai đoạn này? HS: Khái quát. GV Nhấn mạnh: Phong trào phát triển mạnh, nhiều tầng lớp, giai cấp tham gia, hình thức đấu tranh phong phú. HS: Chú ý. GV: Phong trào đấu tranh của tư sản diễn ra như thế nào? HS: Trình bày. GV Mở rộng: Nêu các phong trào của tư sản, phân tích tính chất cải lương, thỏa hiệp và cho HS thảo luận tìm ra nguyên nhân vì sao các phong trào đều thất bại, bị quần chúng vượt qua. HS: Lắng nghe, thảo luận. GV Nêu vài nét về tiểu sử của các nhà tư sản Việt Nam thời kỳ này có mặt trong các phong trào đấu tranh: Bạch Thái Bưởi, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long. HS: Chú ý. GV: Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản diễn ra như thế nào? HS: Tìm ý trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý Hoạt động 3. Phân tích bối cảnh, nội dung, tính chất của phong trào công nhân Mục tiêu: HS nắm được Phong trào công nhân (1929 – 1923). GV: Nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? HS: Trình bày nguyên nhân. GV: Phân tích nguyên nhân. HS: Lắng nghe. GV: Có những phong trào đấu tranh tiêu biểu nào? HS: Trả lời. GV Giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp Tôn Đức Thắng và nhấn mạnh vai trò của ông trong quá trình thành lập Công hội đỏ, lãnh đạo công nhân đấu tranh. HS: Lắng nghe. GV: Tại sao phong trào công nhân Ba Son đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân? HS: (Khá, Giỏi) Trả lời. GV Phân tích: Phong trào đấu tranh thể hiện ý thức giai cấp, tinh thần đoàn kết với công nhân quốc tế, không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn nhằm mục tiêu chính trị. |
I. Ảnh hưởng của CMT10 Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân gắn bó mật thiết với nhau. - Phong trào cách mạng thế giới phát triển. - Nhiều tổ chức cộng sản ra đời: ĐCS Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc (1921)..đã tác động đến phong trào cách mạng Việt Nam.
ư II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919 – 1925)
- Phong trào phát triển mạnh, nhiều tầng lớp tham gia, hình thức đấu tranh phong phú.
* Giai cấp TS dân tộc - Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá. - Chống độc quyền cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì (1923). - Thành lập Đảng lập hiến (1923).
* Các tầng lớp tiểu tư sản - Được tập hợp trong các tổ chức chính trị như VN nghĩa đoàn, Hội phục việt…với nhiều hình thức đấu tranh như: xuất bản tờ báo tiến bộ, tổ chức ám sát. III. Phong trào công nhân (1929 - 1923)
- Ảnh hưởng phong trào đấu tranh của thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc.
* Các phong trào đấu tranh: - Năm 1920 tổ chức công hội ra đời. - Năm 1922 công nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi nghỉ chủ nhật có trả lương. - Năm 1924 nhiều cuộc bãi công nổ ra. - Năm 1925 công nhân Ba Son đấu tranh.
⇒ Có tổ chức, mục đích chính trị rõ ràng chuyển từ tự phát sang tự giác. |
---------------------
Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.
Ngoài Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 9 học kì 2, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 9 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 đã được Tìm Đáp Án cập nhật liên tục.