Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỷ XX (tiết 2)

Admin
Admin 08 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 9

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông ÂU từ năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỷ XX (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông ÂU từ năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỷ XX (tiết 1)

Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa nhưng năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

  • Học sinh nắm được quá trình thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
  • Quá trình xây dựng CNXH và những thành tựu chính.
  • Sự khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhận định các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ: Khẳng định thành tự to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc XD CNXH ở Đ.Âu.

ii. Thiết bị, tài liệu

Lược đồ các nước Đông Âu.

III, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1- Ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ:

? Nêu thành tựu chủ yếu của Liên xô từ 1950 đến đầu năm 70?

3- Bài mới:

* Giới thiệu bài mới

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn tới sự ra đời 1 nước XHCN duy nhất đó là Liên Xô.

? Vậy chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời?

Qúa trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra như thế nào và đặt kết quả ra sao?

*Dạy và học bài mới

Hoạt động của thầy và trò

*Hoạt động 1

? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước Đông Âu đều bị lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.

- Trong thời kỳ chiến tranh họ lại bị Phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo.

- Cuối 1949 đầu năm 1945 Hồng quân Liên Xô đã truy đuổi Phát xít Đức

? Quá trình thành lập nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức có gì khác biệt?

- H/s đọc dòng in nghiêng SGK.

- GV dùng lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

? Hãy xác định trên lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?

GV đọc tư liệu tham khảo SGV.

? Để hoàn thành cuộc CM dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?

? Kết quả mà nhân dân Đông Âu giành được có ý nghĩa gì?

*Hoạt động 2 (Hướng dẫn đọc thêm)

- Gọi HS đọc mục 2 SGK

- Hướng \dẫn HS tìm hiểu nắm những nội dung chính:

? Những thành tựu mà nhân dân Đông Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ?

- H/s thảo luận (3 phút).

- Đại diện nhóm trả lời.

- GV tổng hợp ý thảo luận.

? Em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu?

- Nền KT của các nước Đông Âu phát triển mạnh mẽ, làm cho bộ mặt Kinh tế -XH của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.

*Hoạt động 3

? Các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào?

- Các nước Đông Âu cần sự giúp đỡ cao hơn, toàn diện hơn của Liên Xô.

- Có sự phân công sản xuất theo chuyên ngành giữa các nước

? Hệ thống các nước XHCN được hình thành trên cơ sở nào?

- H/s đọc dòng chữ nhỏ SGK – Tr8

? Sự hợp tác tương trợ giữa Liên xô và Đông âu được thể hiện như thế nào.

- Được thể hiện trong hai tổ chức:

+ Hội đồng tương trợ Kinh tế giữa các nước XHCN - SEV.
+ Tổ chức hiệp ước Vác – sa - va

? Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào thời gian nào ? với sự tham dự của bao nhiêu nước?

? Nêu mục đích ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế?

? Thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973?

- H/s đọc dòng chữ nhỏ SGK – Tr8

? Tổ chức hiệp ước Vác – sa – va được thành lập vào thời gian nào?

- Tình hình thế giới ngày càng căng thẳng do chính sách hiếu chiến, xâm lược của Đế quốc Mỹ, nhất là sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Na To)

? Ý nghĩa sự ra đời của tổ chức này?

- GV đọc tài liệu SGV – Tr13

Nội dung kiến thức cần đạt

II. Đông Âu:

1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Khi HQ LX truy kích PX Đức, nhân dân Đông Âu khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân: Ba lan (1944), Hung ga ri (1945), Nam Tư (1945), Bun ga ri (1946) ...

- Nước Đức bị chia tách làm hai nửa với hai thể chế chính trị khác nhau.

- 1945 – 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí nghiệp, cải thiện đời sống...

2. Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).

- 1950 – 1970 công cuộc xây dựng CNXH đạt nhiều thành tựu to lớn:

+ Xóa bỏ chế độ bóc lột của giai cấp tư sản.

+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.

+ Công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH.

-> Đông Âu trở thành nước công - nông nghiệp.

III. Sự hình thành hệ thống XHCN:

* Cơ sở hình thành:

- Cùng chung hệ tưởng chủ nghĩa Mác- Lê nin,

- Cùng dưới sự lãnh đạo của các ĐCS.

* Hoạt động:

- 8/01/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)thành lập. Nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.

- 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

- Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, hoà bình an ninh của Châu âu và thế giới

4. Củng cố, dặn dò:

? Nhiệm vụ chính của các nước Đông âu trong công cuộc xây dựng CNXH là gì?

? Hãy điền những nội dung chính về các tổ chức: Hội đồng tương trợ kinh tế và Hiệp ước Vác sa va?

Thời gian thành lập

Tên gọi

Mục đích ra đời

  • Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK.
  • Tập vẽ bản đồ hình 2.
  • Chuẩn bị bài 2 – Tr 9 (theo câu hỏi SGK)

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm