Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ
Giáo án môn Lịch sử lớp 9
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 6: Các nước Châu Phi
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 7: Các nước Mĩ Latinh
Giáo án Lịch sử lớp 9 bài 9: Nhật Bản
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm rõ những net chung cơ bản:
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên trở thành nước TB giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học, kĩ thuật và quân sự trong thế giới TBCN.
- Về chính trị, giới cầm quyền Mĩ đã thi hành 1 đường lối nhất quán - Chính sách đối ngoại phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, chính sách đối ngoại bành trướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống trị thế giới.
- Những hạn chế của Mĩ trong hơn nửa thập kỉ qua.
2. Kĩ năng: Rèn uyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, kĩ năng sử dụng bản đồ.
3. Tư tưởng thái độ tình cảm:
- Qua bài học giúp học sinh nhận thức rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ.
- Về kinh tế Mĩ giàu mạnh, nhưng gần đây, Mĩ bị nhật bản và Tây Âu (EU) cạnh tranh ráo riết, kinh tế Mĩ giảm sút mặc dù vẫn đứng đầu thế giới nhưng so với trước năm 1973 giảm sút nhiều.
- Từ năm 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức về nhiều mặt. Về kinh tế là đẩy mạnh hợp tác và phát triển để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đaị hoá đất nước nhưng kiên quyết phản đối những mưu đồ "Diễn biến hoà bình" bá quyền của Mĩ.
II. Chuẩn bị: (Thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học.)
Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ nước Mĩ.
- Những tài liệu về kinh, chính trị và đối ngoại của nước Mĩ (1945 đến nay).
Chuẩn bị của học sinh:
III. Tiến trình tổ chức Dạy và học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cách mạng Cu Ba bùng nổ và thắng lợi như thế nào? ý nghĩa lịch sử?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt, đứng đầu thế giới, trở thành siêu cường. Với sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
* Dạy và học:
Hoạt động 1 - Gv dùng bản đồ nước Mĩ giới thiệu về nước Mĩ +. Nước Mĩ hay còn gọi là Hoa Kỳ nằm ở trung tâm của Bắc Mĩ, lãnh thổ tựa như 1 tứ giác khổng lồ, là khu vực rộng lớn ít bị chia cắt, với - S: 159 . 150km2 - DS: 280, 562, 489 người (2002). + Là nước có nhiều khoáng sản: Đồng, Vàng, Quặng, URan, dầu mỏ, sắt và than đá - HS đọc thầm đoạn 1 mục 1(sgk - 33). ? Nêu những hiểu biết của em về nước Mĩ trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2? + Là nước tham chiến muộn, đất nước không hề bị chiến tranh tàn phá. + Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận. - GV d/c chứng minh: Tính đến 31.12.1945 các nước đồng minh Châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỷ đô la, trong đó: + Anh: 24 tỷ. + Liên Xô: 11,141 tỷ. + Pháp: 1,6 tỷ. => Các nước dù thắng trận hay thua trận đều => con nợ của Mĩ sau chiến tranh.
- GV lấy dẫn chứng chứng minh bảng phụ. + Công nghiệp: Những năm 1945 - 1950 nước Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948). + Nông nghiệp: Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và nhật bản cộng lại (1949). + Tài chính: Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD) là chủ nợ duy nhất thế giới. + Quân sự: Có lực lượng mạnh nhất thế giới TB và độc quyền về vũ khí nguyên tử. + Hàng Hải: Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển là của Mĩ. ? Với kết quả trên em có đánh giá gì về nền kinh tế - tài chính - quân sự của Mĩ sau chiến tranh.
* GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm. ? Sở dĩ Mĩ có những bước phát triển nhanh chóng như vậy là do đâu. - Ngoài các yếu tố nói trên (tham chiến muộn, đất nước không bị chiến tranh, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận) - Nước Mĩ còn có những điều kiện vô cùng thuận lợi. + Khách quan: được 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở (giới thiệu bản đồ); Tài nguyên phong phú, công nghiệp dồi dào... + Chủ quan: - Đất nước yên ổn phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí và hàng hoá cho các nước tham chiến. - áp dụng thành quả mới nhất về KH - KT vào sản xuất. - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung TB cao ở Mĩ. ? Em có nhận biết gì về tình hình kinh tế - tài chính của Mĩ trong những thập niên gần đây nhất.
- Hiện nay tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ đang dần đi xuống, vị trí ưu thế của Mĩ trong những năm đầu sau chiến tranh không còn nữa: - Chứng minh: +Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973) + Dự trữ vàng chỉ còn chiếm 11,9 tỉ USD (1974) + Tháng 2.1973 và 2.1974, lần đầu tiên sau chiến tranh đồng đô la của Mĩ bị phá sản. ? Nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm. + Sau chiến tranh các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ. + Kinh tế không ổn định, vấp phải nhiều khủng hoảng, suy thoái: (1948 - 1949); (1953 - 1954); (1957 - 1958)... + Tham vọng làm bá chủ thế giới cho nên chí phí quân sự lớn (có hàng ngàn căn cứ quân sự trên thế giới và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược) - 1972 chi 352 tỉ USD cho quân sự. + Sự phân hoá giàu - nghèo là quá lớn => là nguồn gốc sinh ra sự mất ổn định về KT - XH và chính trị ở Mĩ. GVKL => Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, hiện nay tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa. Hoạt động 2 ? Nước Mĩ thực hiện CĐ gì? - Thực hiện chế độ 2 Đảng cầm quyền. ? Hai đảng này thuộc giai cấp nào. (giai cấp tư sản) - GV phân tích : mặc dù hai đảng TS là dân chủ hay cộng hoà, tuy bề ngoài có vẻ đối lập với nhau song thực chất đều là bản chất của CNTB, phục vụ cho các tập đoàn TB lũng đoạn nhà nước. ? Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào? - Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi chính phủ. ? Thái độ của nhân dân Mĩ đối với những chính sách đối nội của chính phủ ra sao. => Bắt đầu từ những >< bất công trên ở Mĩ thường xảy ra những cuộc xuống đường của SV, HS, của người da đen 1963; 1969 - 1975. + Nội bộ giới cầm quyền Mĩ diễn ra những vụ bê bối về chính trị, kinh tế. + Phong trào phản chiến Mĩ xâm lược VN (1969 - 1972)... ? Trình bày những hiểu biết của em về chính sách đối ngoại của Mĩ. - Các đời tổng thống mặc dù với tên gọi khác nhau, đường lối cứng rắn hoặc ôn hoà song đều thực hiện chính sách: sẵn sàng gây chiến tranh, bao vây kinh tế, đe doạ các dân tộc khác (nếu như việc làm ấy thực hiện ý đồ thống trị thế giới của Mĩ.) VD: Mĩ gây chiến tranh với Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia, bao vây trừng phạt Cu Ba, chiến tranh vùng vịnh. - GV giải thích thuật ngữ: "chiến lược toàn cầu" - Đó là mục tiêu, kế hoạch có tính chất lâu dài nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thành lập sự thống trị trên toàn thế giới. ? Hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ là gì? + Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ. + Thành lập các khối quân sự gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.... - GV phân tích: Mặc dù đã thực hiện được 1 số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu". VD: Cuộc can thịêp vào Trung Quốc (1945 - 1946; Cu Ba (1959 - 1960) mà tiêu biểu là thất bại của ỉêtong công cuộc chiến tranh xâm lược VN (1954 - 1975). ? Hãy đánh giá việc thực hiện "chiến lược toàn cầu" và trật tự thế giới "đơn cực" của Mĩ. => Tham vọng của Mĩ là quá to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ là hạn chế (do những nhân tố khách quan và chủ quan). GVKL => Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược là nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền của Mĩ. - GV liên hệ mối quan hệ giữa nước ta với Mĩ từ 1995 đến 2006. |
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ là nước giàu mạnh về mọi mặt trong thế giới Tư Bản. + Công nghiệp.
+ Nông nghiệp.
+ Tài chính.
+ Quân sự.
=> Sau chiến tranh Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
- Từ 1973 đến nay: nhiều mặt kinh tế (Công nghiệp, dự trữ vàng) giảm.
* Nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm: - Bị Tây Âu (EU) và Nhật Bản cạnh tranh ráo riết. - Thường xuyên khủng hoảng đến suy thái.
- Chi phí quân sự lớn.
- Chênh lệch giàu nghèo qua lớn. (sgk -34)
II. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. 1. Chính sách đối nội. - Hai đảng: dân chủ và cộng hoà thay nhau cầm quyền
- Ban hành 1 loạt đạo luật phản động: + Cấm đảng cộng sản hoạt động + Chống phong trào đình công. + Đàn áp phong trào công nhân. + Thực hiện phân biệt chủng tộc.
2. Chính sách đối ngoại:
- Thực hiện "chiến lược toàn cầu" nhằm thống trị thế giới.
- Từ 1991 đến nay, Mĩ xác lập thế giới "đơn cực" để chi phối và khống chế thế giới. |
4. Củng cố - dặn dò.
* Củng cố:
* Gv sơ kết bài học:
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ là nước giàu mạnh nhất thế giới =>1 trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
- Chính trị: Dù 1 đảng hay 2 đảng cầm quyền song đều phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư bản lũng đoạn nhà nước.
* Dặn dò - Ra bài tập về nhà.
- Về nhà học bài cũ đầy đủ - biết lấy dẫn chứng liên hệ thực tế..
- Làm bài tập 1 (sgk - 35).
- Bài tập 2: Hãy nêu những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện " chiến lược toàn cầu"
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 9: Nhật Bản