Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc - Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) (Tiết 1)

Admin
Admin 16 Tháng mười, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc - Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) (Tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản

Tình hình nước ta sau hiệp định Jernver

Nhiệm vụ cách mạng hai miền trong giai đoạn 1954 – 1965

  • Miền Bắc: tiến hành cách mạng XHCN
  • Miền Nam: Tiếp tục cách mạng DCND – chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Trình bày được những thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957), phân tích ý nghĩa và một số hạn chế chủ yếu.

2/ Xét về tư tưởng:

Bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ của cách mạng

3/ Kỹ năng:

Phân tích, đánh giá, nắm được các khái niệm “Cách mạng dân chủ nhân dân”, cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

  • Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975
  • Văn thơ thời kì 1954 – 1965 (Miền Bắc xây dựng CNXH)

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định lớp:

2. Dẫn nhập vào bài mới.

3. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động dạy học

Nội dung học sinh cần nắm

- Âm mưu của Mỹ ở miền Nam là gì?

+ Chia cắt lâu dài nước ta

+ Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ

Vì sao sau hiệp định Jernever nước ta bị chia cắt thành hai miền?

HS dựa vào sgk trả lời.

Vì sao nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền khác nhau nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau?

GV giải thích: 2 miền đều thực hiện nhiệm vụ chung là đánh Mỹ và tay sai giải phóng MN thống nhất nước nhà: MB xây dựng CNXH (vai trò hậu phương lớn) MN trực tiếp đương đầu với Mỹ và tay sai (tiền tuyến lớn) vì vậy c/m 2 miền phải tiến hành đồng thời và quan hệ hữu cơ với nhau.

- Cải cách ruộng đất được tiến hành từ khi nào? Vì sao Đảng ta chủ trương cải cách ruộng đất. Kết quả và ý nghĩa của cải cách ruộng đất

+ Thực hiện yêu cầu “người cày có ruộng”, giải phóng lực lượng sản xuất to lớn là nông dân. Củng cố khối liên minh công – nông, xoá bỏ tàn dư của chế độ phong kiến

I. Tình hình nước ta sau hội nghị Jernever về Đông Dương.

- Ta thực hiện nghiêm túc việc thi hành hiệp định Jernever

1/ Ở miền Bắc: 10/ 10/ 1954 quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội. Quân ta và Pháp hoàn thành việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực sau 300 ngày.

16/ 5/ 1955: Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát bà, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.

2/ Ở miền Nam: Mỹ từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miền Nam dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc – Nam.

Tóm lại: Sau hiệp định Jernever 1954 nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. Do âm mưu và hành động vi phạm hiệp định của Pháp – Mỹ và chính quyền Sài Gòn (Ngô Đình Diệm) .

3/ Nhiệm vụ cách mạng của hai miền là:

+ Miền Bắc: tiến lên xây dựng XHCN.

+ Miền Nam: Tiếp tục cách mạng DCND.

-> Thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

Cách mạng hai miền phải tiến hành đồng thời và quan hệ hữu cơ với nhau.

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 – 1960).

1/ Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)

a/ Hoàn thành cải cách ruộng đất

-Ngay sau hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng - chính phủ đã quyết định: "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất"
- Qúa trình thực hiện, kết quả: SGK
- Ý nghĩa:
+ Đánh đổ giai cấp địa chủ
+ Làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc, ruộng đất về tay nông dân.
+ Củng cố khối liên minh công nông
- Hạn chế: SGK

b/ Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1955 – 1957)(GT)

2/ Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội (1958 – 1960) GT

IV/ Sơ kết bài học:

Củng cố bài: GV đặt câu hỏi hệ thống các kiến thức cơ bản của bài.

  • Vì sao sau hiệp định Giơnevơ nước ta bị chia cắt làm hai miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau?
  • Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội (1954-1957).
  • Thành tựu và hạn chế trong công cuộc cải tạo XHCN ở Miền Bắc 1958-1960.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm