Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950 - 1953)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 27 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950 - 1953) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài giảng.

1/ Kiến thức: Yêu cầu học sinh nắm được các nội dung cơ bản

  • Biết được sau chiến dịch biên giới thu – đông 1950, mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ sau chiến dịch biên giới thu đông 1950 – kế hoạch Đờlát đơ tátxinhi.
  • Trình bày nội dung và ý nghĩa Đại hội đaij biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
  • Trình bày được những kết quả đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
  • Biết được sau chiến thắng biên giới Thu đông 1950, ta liên tiếp mở các chiến dịch giữ vững thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

2/ Tư tưởng: Niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Hồ Chủ Tịch, lòng tự hào và biết ơn các thế hệ cha, anh đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc

3/ Tư tưởng:

  • Phân tích, đánh giá và rút ra nhận định
  • Sử dụng bản đồ lịch sử

II Tư liệu và đồ dùng dạy học.

II. Tiến trình lên lớp.

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra.

Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc, phân tích đường lối kháng chiến của Đảng ta?

3/ Dẫn nhập vào bài mới:

4. Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung học sinh cần nắm

HĐ 1:

- Âm mưu của Mỹ khi can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương

- Buộc Pháp phải lệ thuộc vào Mỹ và từng bước gạt Pháp ra để độc chiếm Đông Dương.

- Với hiệp ước 9/1957 Mỹ viện trợ trực tiếp cho chính phủ bù nhìn Bảo ĐạiÚ Ràng buộc chính phủ này với Mỹ

- Biểu hiện của sự can thiệp sâu của Mỹ vào Đông Dương từ 1950

HĐ 2:

- GV

Nội dung của kế hoạch Đlatđtatxinhi, kế hoạch này đã gây cho ta những khó khăn gì?

- HS:

- Tiếp tục chính sách “Dùng người Việt …”

- Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. (Bắc bộ)

- Với kế hoạch mới này địch đã gây cho ta nhiều khó khăn đặc biệt là vùng “sau lưng địch” → Càn quét, bình định, bắt bớ …

HĐ 3:

- Đại hội Đảng toàn quốc lần II đã diễn ra trong hoàn cảnh nào?

- Từ sau chiến dịch biên giới ta giành được thế chủ động → Cuộc kháng chiến cũng gay go quyết liệt hơn (do âm mưu mới của địch). Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

- Nội dung, ý nghĩa của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai

HS: theo dõi sgk trả lời

HĐ 4:

- GV thuyết trình: Vai trò của hậu phương trong kháng chiến.

Vì sao sau chiến thắng biên giới 1950 ta cần củng cố hậu phương về mọi mặt?

- Vì: sau năm 1950 cuộc kháng chiến của ta có bước phát triển mới → Nhu cầu cung cấp cho kháng chiến ngày càng cao và ngày càng nhiều, cần củng cố hậu phương vững mạnh mọi mặt để đáp ứng cho nhu cầu cuộc kháng chiến

- 6/1951 lập ngân hàng quốc gia Việt Nam và phát hành đồng tiền Việt Nam mới.

- 12/1953, ký sắc lệnh cải cách ruộng đất

- Cải cách ruộng đất trong kháng chiến là một sáng tạo của cách mạng Việt Nam trong việc kết hợp dân tộc – dân chủ.

- Tác dụng, ý nghĩa của việc củng cố hậu phương về mọi mặt

+ Ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá… phục vụ tốt cho kháng chiến

+ Tăng cường bồi dưỡng sức dân→ Xây dựng hậu phương vững mạnh.

I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Đông Dương

1/ Mỹ can thiệp lâu dài vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương

- 12/ 1950, “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” giữa Mỹ – Pháp, Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp và tay sai, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- 9/ 1951, Mỹ ký với chính phủ Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ” (Mỹ can thiệp sâu qua các khoản viện trợ ngày càng tăng, các phái đoàn viện trợ, cố vấn quân sự, các trung tâm, các trường huấn luyện …)

2/ Kế hoạch DlatDlatxinhi.

a/ Mục đích: 6/12/1950, dựa vào viện trợ của Mỹ Đlatđtatxinhi đề ra kế hoạch mới nhằm kết thúc nhanh cuộc chiến tranh

b/ Nội dung: sgk

- Kế hoạch Đơlatđơtatxinhi đã đưa cuộc chiến ở Đông Dương lên quy mô lớn và khốc liệt hơn đồng thời gây khó khăn cho ta.

II. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II của Đảng

- Từ 11 – 19/2/1951 tại xã Vinh Quang – Chiêm Hoá (Tuyên Quang)

- Nội dung:

+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày

+ Bàn về cách mạng Việt Nam, do tổng bí thư Trường Trinh trình bày

+ Quyết định thành lập đảng riêng ở ba nước Đông Dương, ở Việt Nam thành lập Đảng lao động Việt Nam ra hoạt động công khai (Thông qua tuyên ngôn, chính cương, điều lệ mới)

Ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của Đảng. Củng cố quan hệ giữa Đảng và quần chúng, củng cố niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến

III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt

a/ Chính trị:

- Từ 3 – 7/3/1951 đại hội thống nhật mặt trận Việt Minh và hội liên Việt – mặt trận liên Việt

- 11/3/1951, lập khối liên minh Việt – Miên – Lào

- 1/5/1952, Đại hội anh hùng chiến sỹ thi đua lần I (Tổng kết phong trào “thi đua ái quốc” phát động từ 3/1948)

b/ Kinh tế:

- 1952: Chính phủ đề ra cuộc vận động “lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm”, lôi cuốn mọi ngành – giới tham gia.

- Chấn chỉnh thuế xây dựng nền tài chính, ngân hàng thương nghiệp.

- Từ 4/1953 – 7/1954 thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

c/ Văn hoá – giáo dục.

- Tiếp tục phong trào bình dân học vụ, cải cách giáo dục, bổ túc văn hoá

- Đẩy mạnh hoạt động văn hoá, vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới …

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường (GT)

5. Sơ kết tiết học:

  • Củng cố: Học sinh trả lời các câu hỏi SGK.
  • Dặn dò: chuẩn bị bài 20.
27 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm