Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 3)
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 3) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 1)
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950) (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản
- Trình bày được hoàn cách mới khi ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu –đông 1950, qua đó biết được tác động của cách mạng thế giới đối với cuộc kháng chiến chống pháp của Việt Nam.
- Trình bày được chủ trương của ta, diễn biến, kết quả ý nghĩa củachiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
2/ Tư tưởng: Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp, niềm tự hào về tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Củng cố niềm tin vào Đảng và Hồ chủ tịch.
3/ Kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định lịch sử
- Sử dụng bản đồ, lược đồ và tranh ảnh lịch sử
II. Thiết bị – tài liệu dạy học
Lược đồ chiến dịch Biên giới 1950
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ: trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947?
- Dẫn nhập vào bài mới:
- Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
HĐ 1 - GV: Những thuận lợi và khó khăn của ta trong những năm 1949 – 1950. - Học sinh dựa vào sgk trình bày theo hai ý: Thuận lợi – khó khăn
+ GV phân tích và nhấn mạnh các ý, kế hoạch Rơve nhằm thực hiện âm mưu gì của địch → Ta gặp khó khăn gì khi chúng triển khai kế hoạch này
+ Sử dụng bản đồ để trình bày kế hoạch Rerve, học sinh nêu nhận xét (kế hoạch Rerve đã đẩy CM nước ta vào thế bị bao vây cô lập từ bên trong rất bất lợi)
HĐ 2 - Vì sao ta chủ động mở chiến dịch biên giới?
- Phá thế bao vây ở Việt Bắc, mở đường thông sang Trung Quốc, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đưa cuộc kháng chiến phát triển - Giáo viên sử dụng lược đồ chiến dịch biên giới 1950
- Vì sao nói chiến thắng của chiến dịch biên giới đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến? - Vì sao nói chiến dịch Biên giới đánh dấu bước tiến vượt bậc của quân ta - Là chiến dịch lớn ta chủ động mở - Thể hiện khả năng chỉ huy và chiến đấu của quân ta - Chủ động đánh vào cứ điểm kiên cố và mạnh của địch (Đông Khê) - Chiến dấu trong thời gian dài (ta huy động gần 3 vạn quân cho chiến dịch)
|
IV. Hoàn cảnh lịch sử-Chiến dịch biên giới thu đông 1950 1/ Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến a/ Thuận lợi. - Cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHDCNN Trung Hoa ra đời (10/1949) - Các nước trong phe XHCN lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1950 b/ Khó khăn. - 13/5/1949, nhờ sự giúp đỡ của Mỹ→Kế hoạch Rerve ra đời - 6/1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự đường 4 nhằm khoá chặt biên giới Việt – Trung - Thiết lập hành lang Đông – Tây nhằm cô lập Việt Bắc với liên khu 3, 4. →Pháp chuẩn bị kế hoạch tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai – kết thúc chiến tranh
2/ Chiến dịch Biên Giới- Thu đông năm 1950. a/ Kế hoạch và mục đích của ta. Mở chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1950 với mục đích: - Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch - Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới - Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. b/ Diễn biến (trình bày trên bản đồ học sinh sgk) c/ Kết quả – ý nghĩa. - Ta loại khỏi vòng chiến đấu 8000 địch, thu hơn 3 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh - Khai thông biên giới Việt – Trung 750 km và 35 vạn dân - Chọc thủng hành lang Đông – Tây→11/ 1950 địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình - Làm phá sản kế hoạch Rerve - Khai thông con đường nối nước ta với các nước XHCN - Quân đội ta trưởng thành thêm một bước, ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính, đưa cuộc kháng chiến của ta phát triển thêm một bước mới |
5. Kết thúc bài học.
- Củng cố: theo câu hỏi SGK
- dặn dò: