Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (tiết 2)

Admin
Admin 22 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:

  • Trình bày được PTĐT của TS, TTS, công nhân.
  • Phân tích được sự trưởng thành của GCCN Việt Nam.

2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế quốc

3/ Kĩ năng: Xác định được nội dung cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thế của đất nước

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

Lịch sử Việt Nam 1919-1945 (NXB giáo dục)

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm ta bài cũ:

Câu hỏi: Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp lam KT-XH Việt Nam có sự biến đổi ntn?

3. Dẫn dắt vào bài mới.

4. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức HS cần đạt

TG

Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân.

- Giáo viên giải thích khái niệm “phong trào dân tộc dân chủ”: Là phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và các quyền dân chủ (trong đó vấn đề dân tộc là cơ bản, chi phối và quyết vấn đề dân chủ)

Hoạt động 2: Nhóm.

GV: chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:

-Nhóm 1, 2: Hãy trình bày những hoạt động của tư sản, tiểu tư sản trí thức theo các nội dung:

+ Mục tiêu Đấu tranh.

+ Hình thức đấu tranh

+ Tính chất

+ Ý thức đấu tranh

Học sinh có thể lập bảng so sánh các phong trào

Phong trào

Nội dung

Hình thức

Tư sản dân tộc

Tiểu tư sản

Công nhân

Từ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng của các giai cấp

+ Giai cấp tư sản: Có tinh thần dân tộc nhưng dễ thoả hiệp với Pháp

+ Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn non yếu, bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng

-Nhóm 3: Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân 1919-1925

+ Mục tiêu đấu tranh

+ Hình thức: Bãi công

+ Tính chất: tự phát

II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925.

1/ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài. (hướng dẫn đọc thêm)

2/ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.

-Tư sản.

Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, chống chế độ độc quyền của TB Pháp (phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì, lập “Đảng lập hiến”

- Hoạt động của tiểu tư sản trí thức:

Rất sôi nổi. Như phong trào đòi tự do, dân chủ (học sinh, sinh viên, viên chức, nhà giáo ...). Họ đã biết tập hợp nhau trong các tổ chức chính trị tiến bộ: Việt Nam nghĩa hoà đoàn, Đảng phục Việt, Hưng Nam... “thanh niên cao vọng Đảng”

+ Lập ra một số nhà xuất bản tiến bộ, xuất bản một số báo có nội dung tiến bộ: An Nam trẻ, người nhà quê...

+ Tuyên truyền tư tường dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.

+ Phát động một số phong trào dân tộc dân chủ quy mô lớn như phong trào đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu Phan Châu Trinh...

- Phong trào công nhân:

- Còn lẻ tẻ và mang tính tự phát – hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đời các quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm ...

- Bước đầu đã đi vào tổ chức như lập “công hội” năm 1920 do Tôn Đức Thắng đứng đầu

- Cuộc đấu tranh , bãi công của thợ máy Ba Son (8-1925) không sửa chữa tàu Misơlê của Pháp

=> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam (Từ tự phát sang tự giác)

5. Sơ kết bài học:

Củng cố bài:

Dặn dò: Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm