Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (tiết 1)

Admin
Admin 22 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:

  • Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ I
  • Chính sách khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam
  • Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I.

2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế quốc

3/ Kĩ năng: Xác định được nội dung cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thế của đất nước

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

  • Bản đồ Việt Nam “Nguồn lợi tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần II”
  • Lịch sử Việt Nam 1919-1945 (NXB giáo dục)

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm ta bài cũ:

3. Dẫn dắt vào bài mới.

4. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức HS cần đạt

TG

Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân.

- Em hãy trình bày hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới I. Tình hình đó có tác động đến Việt Nam như thế nào.

+ Thuận lợi: Tình hình thế giới tác động đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam (Chuyển biến về tư tưởng, xu hướng đấu tranh)

+ Pháp tăng cường các chính sách khai thác bóc lột và thống trị ở Việt Nam

Hoạt động 2: cả lớp – cá nhân.

- GV: Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ I?

- Giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam giải thích cho học sinh về những nguồn lợi Pháp khai thác ở Việt Nam: Khoáng sản, nông sản (lúa, gạo, cao su, cà phê ...), lâm sản.

- GV: Ở cuộc khai thác thuộc địa lần II Pháp đầu tư chủ yếu vào các ngành nào, vì sao?

+ Cao su

+ Than đá

=> Là những nguyên liệu chính phục vụ cho nền công nghiệp Pháp và các nước TB sau chiến tranh.

- Em có nhận xét gì về chính sách khai thác kinh tế của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh.

- Hậu quả của những chính sách này là gì?

Hoạt động 3: cả lớp – cá nhân.

-GV: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho kt VN biến đổi ntn?

- HS: suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời

- GV: nhận xét chốt lại.

- GV: Hãy phân tích về sự chuyển biến của các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (thái độ chính trị và các khả năng cách mạng của các giai cấp này

+ Học sinh dựa vào sgk để trả lời.

+ Lưu ý phân tích đặc điểm và thái độ chính trị của công nhân Việt Nam

Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp

a/ Hoàn cảnh.

- Trật tự thế giới mới Vecxai-Oasintơn

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

- Các nước TB châu Âu bị kiệt quệ do chiến tranh

- Quốc tế cộng sản thành lập tháng 3-1919

=> Tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.

b/ Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp

- Sau chiến tranh mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất nặng nề

=> Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại do chiến tranh.

* Chính sách khai thác kinh tế.

- Pháp tập trung đầu tư vốn nhằm đẩy nhanh tốc độ và quy mô khai thác ở các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó chủ yếu là:

+ Nông nghiệp: Cao su

+ Khai thác mỏ: Than đá

Mở mang một số ngành công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến (dệt, muối, xay xát ...)

+ Thương nghiệp: Nội, ngoại thương phát triển

+ Giao thông vận tải được mở rộng (các tuyến đường bộ, sắt, thuỷ). Các đô thị được mở rộng

+ Tài chính: Ngân hàng Đông dương của TB tài chính Pháp nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương

+ Thu thuế nặng đối với nhân dân ta

2/ Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục. (đọc thêm)

3/ Những chuyển biến mới về giai cấp Việt Nam.

-Sự đầu tư vốn và kĩ thuật đã làm cho nền kinh tế Pháp ở Đ D có bước phát triển mới.

- KTVN phát triển mất cân đối. Lạc hậu, nghèo, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Là thị trường độc chiếm của Pháp.

- Nguyên nhân: Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp

=> Sự chuyển biến (Phân hoá sâu sắc) của các giai cấp trong xã hội Việt Nam

+ a: Giai cấp địa chủ.

+ b: Nông dân

+ c: Tiểu tư sản

+ d: Tư sản dân tộc

+ e: Giai cấp công nhân.

- Tóm lại: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới I

=> Những biến đổi quan trọng về kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội diễn ra sâu sắc với 2 mâu thuẫn cơ bản.

+ Mâu thuẫn dân tộc: Việt Nam-Pháp

+ Mâu thuẫn giai cấp: Nông dân-Phong kiến.

5. Sơ kết bài học:

Củng cố bài:

Dặn dò: Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp so với cuộc khai thác lần một có gì mới?

Câu 2: Lập bảng so sánh các đặc điểm về kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam trước và sau chiến tranh

Trước thế chiến thứ nhất

Sau thế chiến thứ nhất

Kinh tế

Các giai cấp

Tính chất xã hội


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm