Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Admin
Admin 16 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Nêu được sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
  • Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của Tổng thống Rudơven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới.

2. Kỹ năng: Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, ảnh lịch sử, biết tư duy so sánh để rút ra bài học LS.

3. Thái độ:

  • Giúp HS nhận thức bản chất của TBCN Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng XHTB Mĩ.
  • Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột trong XHTB.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Giáo viên

  • Bản đồ nước Mĩ hoặc lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ.
  • Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK).

2. Học sinh: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc CTTG?

(?) Chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị nào và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?

3. Vào bài mới:

  • GV có thể dẫn dắt vào bài mới bằng một số câu hỏi: Trong CTTG I, nước Mĩ có tham gia không? Khi kết thúc cuộc chiến tranh nước Mĩ có điểm gì đặc biệt so với các nước khác?
  • HS trả lời, GV chốt ý: CTTG I đã mang lại những “cơ hội vàng” cho nước Mĩ, giúp nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Ra khỏi cuộc chiến với tư cách là nước thắng trận, là chủ nợ của các nước Châu Âu, Mĩ vươn lên số 1 thế giới và cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

4. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV – HS

KTCB

Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân

- GV sử dụng bản đồ thế giới, xác định vị trí nước Mĩ trên bản đồ.

(?) Nguyên nhân phát triển của nền KT Mĩ?

- HS: Được 2 đại dương bao bọc. Sau CT, giành nhiều món lợi từ việc bán hàng hóa, vũ khí, tổn thất ít, là chủ nợ ở châu Âu (trên 20 tỉ đôla). Mĩ tham chiến từ tháng 1/1917 và là nước thắng trận, đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh nên Mĩ trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán dẫn đến hòa ước với Vécxai => giành được nhiều quyền lợi.

-(?): Biểu hiện của sự phát triển?

(?) Nền kinh tế Mĩ phát triển tự do bộc lộ những nguy cơ gì?

- HS trả lời, GV chốt ý ghi bảng.

(?) Tình hình CT - XH Mĩ sau CTTG I? Vì sao kinh tế Mĩ phát triển nhưng đời sống người lao động chưa cao?

- HS đại diện trả lời, HS khác bổ sung sau đó GV chốt ý.

Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân

- GV gợi lại kiến thức cũ bằng câu hỏi: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ?

- HS nhớ lại kiến thức và trả lời.

- GV nhấn mạnh “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế ở Mĩ.

- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ nhận xét biểu đồ hình 35 sau đó GV chốt ý.

(?) Hoàn cảnh ra đời và nội dung của Chính sách mới?

- HS trả lời

- GV giới thiệu vắn tắt về Tổng thống Rudơven: ông thuộc Đảng Dân chủ, tổng thống thứ 32 của Mĩ, là người duy nhất trong LS trúng cử tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp, là nhà chính trị tư sản khôn khéo, đầy tài năng.

(?) Tác động của Chính sách mới đối với nước Mĩ?

- GV hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để trả lời.

(?) Chính sách đối ngoại của Mĩ?

- GV chính sách đối ngoại mềm dẻo, thiết thực. Tuy nhiên trong chính sách trung lập đã tạo điều kiện cho CNPX tự do hành động.

I. Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929

1. Tình hình kinh tế

- Sau CTTG I, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

- Nguyên nhân:

+ CTTG tạo “cơ hội vàng” cho Mĩ.

+ Tích cực cải tiến kĩ thuật.

+ Mở rộng quy mô sản xuất.

- Biểu hiện:

+ CN: → chiếm 485 sản lượng Cn TG. Vượt qua 5 cường quốc A, P, Đ, I, NB.

→ Đứng đầu TG về 1 số ngành CN sx ô tô, thép, dầu mỏ...

+ Tài chính: trở thành chủ nợ của TG. Chiếm 605 dự trữ vàng của thế giới.

- Hạn chế:

+ Chưa sử dụng hết công suất.

+ Phát triển không đồng bộ, mất cân đối giữa cung và cầu.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Chính phủ của Đảng Cộng hòa đề cao sự phồn vinh về kinh tế; thi hành chính sách đối nội không tiến bộ.

- Đời sống của người lao động chưa cải thiện => Phong trào đấu tranh của công nhân.

- Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ ra đời.

II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ

- Tháng 10/1929, khủng hoảng bắt đầu ở tài chính ngân hành sau đó lan sang các ngành khác.

- Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị, xã hội.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven

- Để thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Rudơven đã đề ra Chính sách mới.

- Nội dung:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào nền KT.

+ Giải quyết nạn thất nghiệp.

+ Đưa ra các đạo luật phục hồi KT.

- Tác động: Kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển. Nước Mĩ ra khỏi cuộc khủng hoảng.

- Đối ngoại:

+ Chính sách láng giềng thân thiện.

+ Trung lập với các vấn đề quốc tế.

5. Củng cố, dặn dò:

GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để củng cố bài học:

  • Tình hình nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929 như thế nào?
  • Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng như thế nào?

HS học bài cũ - đọc trước bài mới.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm